"Bông hồng thép" ngành dược Phạm Thị Việt Nga

Doanh nhân xuất thân từ ngành y, dược: Người 2 lần vực dậy Nutifood, người trở thành "vua cà phê"

Bà Phạm Thị Việt Nga sinh ngày 20/12/1951, là Tiến sĩ Kinh tế - Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và có bằng Dược sĩ Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Bà được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, người đưa Dược Hậu Giang trở thành thương hiệu dược hàng đầu Việt Nam.

Bà được coi là "linh hồn" của Dược Hậu Giang với 30 năm gắn bó cùng công ty từ những ngày khó khăn cho đến khi trở thành thương hiệu dược số một tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nhân Phạm Thị Việt Nga đã rời chức vụ Tổng giám đốc tại CTCP Dược Hậu Giang từ ngày 1/9/2017.

Bà Nga gia nhập Dược Hậu Giang từ năm 1988 với cương vị Tổng giám đốc. Kể từ khi Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang được cổ phần hóa vào năm 2004, bà Nga giữ cả hai chức vụ quan trọng nhất trong HĐQT và Ban điều hành là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty.

Dược Hậu Giang không phải doanh nghiệp dược ra đời sớm nhất trên thị trường nhưng lại là thương hiệu dược tiên phong trong công tác Marketing, quảng bá sản phẩm và đầu tư hệ thống phân phối khắp cả nước. Nhờ những nền móng mà bà Nga cùng các cộng sự đặt ra từ những năm 90, Dược Hậu Giang đến nay đã có một vị trí vững chắc trên thị trường.

Bà Vũ Thị Thuận - "linh hồn" của Traphaco

Doanh nhân xuất thân từ ngành y, dược: Người 2 lần vực dậy Nutifood, người trở thành "vua cà phê"

Doanh nhân Vũ Thị Thuận sinh năm 1956, trong một gia đình có truyền thống ngành Đông dược. Thời phổ thông, bà Thuận rất đam mê môn hóa học nên đã đăng ký thi vào Trường Đại học Dược Hà Nội.

Sau khi ra trường và trải qua nhiều nỗ lực với các vị trí khác nhau, cuối cùng bà Thuận được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT CTCP Traphaco từ tháng 5/2013 cho đến nay.

Suốt 40 năm gắn bó với Traphaco, bà Thuận được coi là "linh hồn" của công ty, góp công lớn tạo nên công ty dược Traphaco vững mạnh hiện nay. Bà đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước trong đó có danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

Bà ghi dấu ấn khi dẫn dắt Traphaco chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Sau đó, với chiến lược khác biệt, tập trung vào mảng đông dược, bà đưa Traphaco từ một doanh nghiệp nhỏ thành công ty sản xuất đông dược lớn nhất Việt Nam. 40 năm gắn bó với Traphaco, bà Thuận được coi là linh hồn của công ty, góp công lớn tạo nên công ty dược Traphaco vững mạnh hiện nay.

"Nữ tướng" điện lạnh Nguyễn Thị Mai Thanh

Doanh nhân xuất thân từ ngành y, dược: Người 2 lần vực dậy Nutifood, người trở thành "vua cà phê"

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống quân đội, năm 16 tuổi bà Mai Thanh gia nhập quân ngũ với nhiệm vụ đầu tiên là tham gia khóa học đào tạo dược tá. Công việc của một người lính quân y theo bà suốt 6 năm, trước khi bà được cử ra Bắc học văn hóa vào năm 1973.

Năm 1982, sau khi tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức), bà Thanh trở về nước và làm việc như một kỹ sư tại Xí nghiệp liên hợp Thiết bị Lạnh. Năm 1985, bà Thanh được bổ nhiệm làm Phó giám đốc và trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc REE sau đó 10 năm.

Bằng sự mạnh dạn và táo bạo, bà Thanh đã lãnh đạo REE tạo ra nhiều cột mốc đáng nhớ: doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được cổ phần hóa, doanh nghiệp đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế chuyển đổi, một trong hai cổ phiếu lên sàn đầu tiên…

Từ một xí nghiệp cơ khí cũ kỹ, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá, thành một doanh nghiệp có vốn điều lệ lên tới hơn 3.564 tỷ đồng.

Bà Mai Thanh đã từng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2014.

Bà Trần Thị Lệ - người hai lần vực dậy Nutifood

Doanh nhân xuất thân từ ngành y, dược: Người 2 lần vực dậy Nutifood, người trở thành "vua cà phê"

Sau khi tốt nghiệp đại học Y khoa TP.HCM và trải qua nhiều nỗ lực, năm 2000 bà Trần Thị Lệ trở thành Giám đốc CTCP thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm.

Ba năm sau, khi ở tuổi 30, bà Lệ trở thành cổ đông lớn nhất của công ty. Đây cũng là thời điểm mà nữ doanh nhân này trở thành Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT của CTCP thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm, tiền thân của NutiFood.

Quy mô NutiFood còn rất nhỏ khi bà được mời về, bản thân bà cũng chưa hiểu biết về kinh doanh nhưng đã tham vọng đưa thương hiệu ra vượt khỏi dải đất hình chữ S. Bà đổi tên cơ sở thực phẩm Đồng Tâm sang NutiFood cho dễ gọi, dễ nhớ, đồng thời liên quan đến định hướng dinh dưỡng.

Những nỗ lực của bà Trần Thị Lệ và đội ngũ công ty được đền đáp khi từ 2000-2007, công ty tăng trưởng phi mã, trung bình 237% mỗi năm. Từ cơ sở nhỏ lẻ, doanh số công ty chạm mốc 500 tỷ đồng năm 2007.

Khát vọng vươn cao hơn, công ty sau đó tung cổ phiếu lên sàn, đồng thời bà Lệ tuyển dụng nhiều nhân sự chuyên nghiệp nắm vai trò điều hành. Tuy nhiên với tốc độ lớn mạnh quá nhanh, NutiFood không kịp dự phòng các rủi ro. Trong giai đoạn khủng hoảng, doanh nghiệp lỗ đến cạn vốn điều lệ.

HĐQT đề xuất bà Trần Thị Lệ quay lại điều hành. Bà thuật lại tình hình lúc đó, nhân viên giỏi bỏ đi, công nhân ăn lương chờ việc, 150 nhà phân phối từ bỏ hợp tác... Với sự nỗ lực không ngừng, bà lao vào làm ngày làm đêm gần 5 năm liên tục để giúp công ty phục hồi, thoát lỗ và tìm lại lợi nhuận.

"Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ - bỏ học trường Y về làm cà phê

Doanh nhân xuất thân từ ngành y, dược: Người 2 lần vực dậy Nutifood, người trở thành "vua cà phê"

Sinh năm 1971 trong một gia đình nông dân nghèo, người sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã trải qua một tuổi thơ cơ cực. Dù vậy, ông vẫn học rất giỏi và thi đậu Đại học Y Tây Nguyên.

Tuy nhiên, khi đang học năm thứ ba, ông nhận ra mình không muốn trở thành bác sĩ, nên đã bỏ học để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh cà phê.

Năm 1996, ông bắt tay cùng ba người bạn lập nên "Hãng Cà phê Trung Nguyên" với cơ sở ban đầu chỉ rộng vài m2, một chiếc máy rang thủ công cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột.

Hai năm sau, Trung Nguyên mở cơ sở tại TP HCM, rồi dần được biết đến như doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu, các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên cũng xuất hiện từ đó.

Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên dần dần chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam, vượt qua cả Vinacafe và Nestlé. Cà phê Trung Nguyên còn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia.

Hiện Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn là đại diện pháp lý và có quyền điều hành sau vụ kiện tụng tốn giấy mực với vợ cũ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.