Thị trường dệt may nửa đầu năm nay, nhìn chung đã khởi sắc trở lại khi xuất khẩu tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2020. Bộ Công Thương đánh giá, một số thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu tăng nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép khi kinh tế bắt đầu hồi phục, các lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ nhờ đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19.

VGP News :. | Kỳ 1: Dệt may Việt Nam và những thách thức nội tại | BÁO ĐIỆN  TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Trên sàn niêm yết các doanh nghiệp dệt may công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm ấn tượng với doanh thu đều tăng trưởng so với cùng kỳ.

Theo đó, đa phần các doanh nghiệp dệt may đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 2 con số trong đó TNG GIL có mức tăng trưởng doanh thu tốt nhất đạt 29 - 30%.

TNG cho biết, ngay từ đầu năm công ty đã định hướng được việc tập trung vào khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB chủ đạo cùng với việc khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam. Trong cơ cấu doanh thu, hàng FOB tăng 73% so với cùng kỳ.

Trong khi đó GIL là một trong những công ty ở Việt Nam phục vụ được một trong những khách hàng khó tính trên thế giới như Amazon, Ikea… Công ty sẽ tiếp tục duy trì đơn hàng với các khách hàng lớn. Nhờ thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất bán trong kỳ mà GIL có mức doanh thu tăng trưởng cao trong nửa đầu năm nay.

Tiếp đó Sợi Thế Kỷ, Hanosimex và KMR cũng lần lượt có mức tăng trưởng doanh thu đạt 24%, 23% và 21%.

Ở chiều ngược lại May 10, May Nhà Bè và Dệt Phong Phú có mức doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ trong đó May 10 đạt doanh thu thuần gần 1433 tỷ đồng - giảm 20% so với thực hiện trong nửa đầu năm trước.

Trước đó lo ngại thiếu hụt lao động, May Nhà Bè (MNB) đặt kế hoạch năm 2021 sụt giảm 2 con số. Công ty cho biết. các đơn hàng giảm đột ngột, đặc biệt là chủng loại veston, sơ mi cao cấp vốn là sản phẩm chiến lược truyền thống mang lại giá trị cao cho May Nhà Bè, đều sụt giảm đáng kể. Để thích ứng với tình hình thực tế, doanh nghiệp này nói riêng buộc phải chuyển đổi sản xuất các chủng loại khẩu trang, sản phẩm bảo hộ y tế, quần áo thể thao,…

Nhờ doanh thu khởi sắc và tiết kiệm chi phí mà hàng loạt doanh nghiệp dệt may có lợi nhuận tăng trưởng rất cao trong nửa đầu năm 2021 trong đó có nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng gấp nhiều lần so với cùng kỳ như Mirae (KMR) sau khi chỉ lãi thấp trong nửa đầu năm ngoái năm nay có lãi 12,4 tỷ đồng cao gấp 62 lần cùng kỳ.

Đơn hàng nhiều, doanh nghiệp dệt may đồng loạt lãi cao trong nửa đầu năm 2021 - Ảnh 3.

Đáng chú ý ông lớn Vinatex (VGT) sau khi gặp khó trong quý I, sang quý II/2021, các đơn hàng phục hồi cả về số lượng lẫn giá bán đặc biệt khủng hoảng chính trị Myanmar cùng với làn sóng dịch dịch bệnh bùng phát tại Ấn Độ, Bangladesh đã khiến nhiều hãng thời trang trên thế giới dịch chuyển sản xuất qua Việt Nam, đơn hàng dồi dào giúp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Kết quả VGT lãi sau thuế nửa đầu năm đạt 591 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với nửa đầu năm 2020, LNST thuộc về công ty mẹ là 292 tỷ đồng.

Tiếp đó là mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của May Việt Tiến (VGG) đạt 70 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tăng 117%, Sợi Thế Kỷ (STK) tăng 156% hay Hanosimex (HSM) tăng cao gấp hơn 3 lần cùng kỳ. EVE cũng chuyển từ lỗ snag có lãi 9 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021.

Ở chiều ngược lại cá biệt có trường hợp của May Nhà Bè (MNB), doanh nghiệp này không chỉ có mức doanh thu sụt giảm mạnh mà còn báo lỗ 31 tỷ đồng cao gấp 2 lần so với mức lỗ cùng kỳ. Doanh nghiệp này cho biết nguyên nhân thua lỗ là do ảnh hưởng của đại dịch COVID19 tại Việt Nam và toàn thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực của MNB và các công ty con, côn ty liên doanh liên kết.

Chờ xúc tác từ vaccine nửa cuối năm 2021

Kết quả kinh doanh ấn tượng trong nửa đầu năm 2021 đã giúp các doanh nghiệp dệt may có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm 2021 ở mức cao trong đó có Gillimex (GIL) đã vượt kế hoạch đề ra cho cả năm, Vinatex và Dệt Phong Phú có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lần lượt là 84% và 95%.

Thời điểm này, mặc dù nhiều doanh nghiệp dệt may liên tục nhận đơn hàng mới nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, nguy cơ thiếu hụt lao động và chậm tiến độ giao trả hàng, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong những tháng cuối năm.

Theo đó nhiều doanh nghiệp trong ngành cho rằng tiêm vaccine phòng COVID-19 là giải pháp hữu hiệu để giữ chân người lao động.

Chứng khoán VNDirect kỳ vọng, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2021 sẽ phục hồi theo triển vọng phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

EVFTA sẽ có tác động tích cực đến ngành dệt may trong dài hạn vì các công ty sẽ cần thời gian để phát triển chuỗi sản xuất Sợi - Dệt - Nhuộm - May phù hợp nhằm đáp ứng các quy tắc ban đầu. Điều này sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững và tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may Việt Nam năm 2021 vẫn đang trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của COVID -19. Do đó, VITAS dự báo giá trị xuất khẩu dệt may năm 2021 đạt 38 tỷ USD tăng 10,2% so với cùng kỳ và sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2022, đạt 42 tỷ USD.

Trên thị trường, TNG đang hồi phục mạnh trong 1 tháng trở lại đây (đạt 23.xxx đồng); GIL tăng hơn 28% trong gần 1 tháng từ mức 56.000 đồng lên 70.000 đồng; GMC đi ngang sau 1 tháng, ADS tăng 15% lên mức 30.000 đồng, STK tăng hơn 30% lên mức 48.xxx đồng;
Dòng tiền cá nhân bất ngờ bơm 1.550 tỷ đồng vào thị trường phiên 10/8, SSI, DIG, HPG hút ròng

Ngược pha với diễn biến tiêu cực của khối ngoại, tự doanh CTCK và nhà đầu tư tổ chức, trong phiên giao dịch ngày 10/8/2021, ...

Dòng tiền khối ngoại và tự doanh chứng khoán đồng loạt xả bán cổ phiếu SSI phiên 10/8

Trong phiên VN-Index tăng yếu hơn 2 điểm, dòng tiền khối tự doanh công ty chứng khoán đã nâng quy mô bán ròng lên 204,5 ...

Nguy cơ bị EC phạt "thẻ đỏ": Cơ hội nào cho doanh nghiệp thủy sản trên sàn chứng khoán

Trong trường hợp ngành thủy sản Việt Nam bị EC cảnh cáo thẻ đỏ - kéo dài từ 2 đến 3 năm, toàn bộ ngành ...