Ở nhiều vùng quê Việt Nam, không khó để bắt gặp những loài cây mọc hoang ven sông, bờ ruộng. Nhiều người xem chúng là cây dại, không có giá trị. Tuy nhiên, có một loài cây lại được giới Đông y ví như "nhân sâm" nhờ những công dụng đặc biệt đối với sức khỏe – đó là cỏ tháp bút, hay còn gọi là mộc tặc.

Loại cây dại tưởng vô giá trị, hóa ra là 'báu vật' của làng quê Việt ít ai biết, giá tới 290.000 đồng/kg
Cỏ tháp bút là loại cây mọc dại ven bờ ruộng, ao hồ ở làng quê Việt Nam - Ảnh minh họa

Cỏ tháp bút có hình dáng khá đặc biệt: gần như không có lá, thân mọc thẳng đứng và phân thành nhiều đốt giống cây trúc. Cành sinh sản của cây mang chùy hình trứng ở đỉnh, trông như ngọn bút lông – từ đó xuất hiện tên gọi “tháp bút”.

Tại Việt Nam, cỏ tháp bút không chỉ được trồng làm cảnh nhờ vẻ ngoài thanh mảnh, mà còn được đánh giá cao về khả năng thanh lọc không khí. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của cây lại nằm ở công dụng làm thuốc.

Trong y học cổ truyền, mộc tặc thường được sử dụng ở dạng khô hoặc sao vàng. Theo Đông y, cây có vị ngọt hơi đắng, tính bình, quy vào các kinh phế, can, đảm, có tác dụng: Hạ huyết áp; Cầm máu; Bổ mắt; Lợi tiểu; Kháng viêm, giảm đau.

Loại cây dại tưởng vô giá trị, hóa ra là 'báu vật' của làng quê Việt ít ai biết, giá tới 290.000 đồng/kg
Ít ai ngờ rằng loài cây nhỏ bé này lại chính là dược liệu quý với nhiều công dụng cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Không chỉ phổ biến tại Việt Nam, y học dân gian Trung Quốc từ lâu cũng đã dùng cỏ tháp bút để thanh nhiệt, chữa ho, trừ đờm, hỗ trợ cải thiện thị lực, đục thủy tinh thể. Một số người còn phơi khô toàn cây để hãm trà uống mỗi ngày như một loại thảo dược quý.

Với những công dụng đáng giá, cỏ tháp bút ngày càng được thị trường săn đón. Tại Trung Quốc, dược liệu này có giá khoảng 32 NDT/kg (tương đương hơn 100.000 đồng/kg). Trong khi đó, tại Việt Nam, cỏ tháp bút khô hiện được bán với mức giá khoảng 28.000 – 29.000 đồng/100g, tức khoảng 280.000 – 290.000 đồng/kg.