Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 68-NQ/TW với mục đích đưa khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Đây không chỉ là sự ghi nhận vai trò, mà còn là lời yêu cầu toàn bộ hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống tài chính ngân hàng.

Thực hiện chủ trương này, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB) là ngân hàng đầu tiên hiện thực hóa bằng các chính sách hành động cụ thể.

Chính sách đồng hành thiết thực: Nguồn vốn, chuyển đổi số, mở rộng thị trường, và phát triển bền vững

Là ngân hàng đầu tiên hành động ngay sau khi Nghị quyết 68 được ban hành, ACB đã công bố loạt chính sách đặc biệt để đóng góp vào việc thực thi Nghị quyết này, xoay quanh bốn trụ cột: Nguồn vốn, chuyển đổi số, mở rộng thị trường và phát triển bền vững.

Cụ thể, để đồng hành trong giải pháp nguồn vốn, ACB triển khai gói hỗ trợ tổng quy mô 40.000 tỷ đồng, bao gồm 20.000 tỷ dành riêng cho DNVVN, 20.000 tỷ dành cho các doanh nghiệp lớn đầu tư hạ tầng, công nghệ số để thúc đẩy tín dụng theo chuỗi.

Ngân hàng áp dụng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thông thường từ 2% trở lên. Ngoài ra, ACB cũng cho vay không yêu cầu tài sản thế chấp, ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu; tài trợ tín dụng theo chuỗi cung ứng; thấu chi tín chấp cho DNVVN.

Ngân hàng đầu tiên hiện thực hóa Nghị quyết 68 bằng loạt chính sách cụ thể
ACB công bố loạt chính sách đặc biệt để đóng góp vào thực thi Nghị quyết 68

Đồng hành trong hoạt động chuyển đổi số, ACB cung cấp giải pháp thanh toán vượt trội giúp DNVVN và hộ kinh doanh dễ dàng quản lý kinh doanh, tối ưu tài chính.

Đồng hành trong hoạt động phát triển thị trường, ACB là cầu nối để kết nối DNVVN và hộ kinh doanh, qua đó tiếp cận hơn 8 triệu khách hàng tiềm năng bằng những sự kiện gặp gỡ, kết nối và cung cấp giải pháp quảng bá miễn phí trên kênh ngân hàng số của ACB.

Đồng hành cùng DNVVN trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, ACB tư vấn, cấp tín dụng, cùng đồng hành với DNVVN trong các hoạt động ESG.

Khách hàng của ACB chính là trọng tâm của chính sách

ACB cho biết, hơn 95% khách hàng doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ (DNVVN) - nhóm được định danh, được trao kỳ vọng và cũng là đối tượng thụ hưởng trực tiếp từ các chính sách cải cách lần này. Từ miễn giảm thuế, cải thiện tiếp cận đất đai đến ưu tiên tín dụng, tất cả đều tác động đến năng lực vận hành, dòng tiền và cơ hội phát triển của chính khách hàng ACB.

Trong Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 9/5, Tổng Giám đốc ACB Từ Tiến Phát nhận định, các chính sách được đưa ra trong Nghị quyết 68, đặc biệt là nhóm giải pháp về tín dụng, là những bước đi có tính đột phá và bám sát thực tiễn vận hành của doanh nghiệp tư nhân, nhất là nhóm DNVVN.

Ngân hàng đầu tiên hiện thực hóa Nghị quyết 68 bằng loạt chính sách cụ thể
Tổng Giám đốc ACB Từ Tiến Phát trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: VGP

Theo ông Phát, việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu thành lập được đánh giá là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp trẻ có thêm thời gian tích lũy. Đồng thời, chính sách hỗ trợ thuê đất công chưa sử dụng tại địa phương cũng sẽ mở ra nguồn lực đáng kể để giảm áp lực chi phí mặt bằng, vốn đang là gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp ở khu vực đô thị và công nghiệp.

Từ góc độ ngân hàng thương mại, ACB đặc biệt quan tâm tới các giải pháp liên quan đến cơ chế tín dụng. Việc hoàn thiện chính sách tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân và định hướng "ưu tiên một phần tín dụng thương mại cho DNNVV" là một bước tiến đáng ghi nhận, tuy nhiên cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng.

Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết. Những quỹ này sẽ đóng vai trò như "bệ đỡ trung gian", cùng ngân hàng chia sẻ rủi ro, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng mạnh dạn hơn trong việc cấp vốn cho những doanh nghiệp tiềm năng, có mô hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo.