Do những ảnh hưởng từ thị trường quốc tế và các vấn đề nội tại, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với không ít khó khăn trong năm 2023. Số liệu được Tổng cục Thống cho thấy chỉ số tăng trưởng GDP, PMI và nhiều chỉ số phát triển doanh nghiệp đều ở mức thấp so với các năm trước.

Trước tình hình trên, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Qua đó, tăng trưởng kinh tế đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Doanh nghiệp tìm hướng tiết giảm chi phí

Theo một chuyên gia nghiên cứu thị trường, hầu hết các doanh nghiệp vừa nhỏ hiện nay đều đối mặt với khó khăn và phải siết chặt lại chi phí vận hành. Giờ đây, các doanh nghiệp đều phải tính toán làm sao để hiệu quả công việc không thay đổi nhưng chi phí vận hành phải giảm.

Không tăng được thu thì phải giảm chi, hoặc ít nhất là ổn định được chi phí. Chi phí vận hành chỉ cần giảm được 1% nhưng tổng cộng lại trong 1 năm sẽ là một số tiền khá lớn. Với các doanh nghiệp nhỏ, doanh số hàng năm vào khoảng 50 tỷ đồng và chi phí vận hành khoảng 20%.

Thống kê tháng 9 vừa qua của DNA Consulting cho thấy 1% là trung bình chi phí ngân hàng trên tổng doanh thu năm của các doanh nghiệp. Chi phí vận hành chiếm trung bình 15-25% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí

Thấu hiểu tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, bên cạnh chương trình giảm lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng hiện cũng đã triển khai các gói miễn phí dịch vụ giúp giảm bớt áp lực tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong đó, ngân hàng ACB đã nhanh chóng triển khai các gói sản phẩm "Không phí" giúp doanh nghiệp giảm thiểu luôn 1% chi phí, đồng thời cung cấp thêm các công cụ hỗ trợ đắc lực khác trên hệ sinh thái toàn diện của ngân hàng.

Ngoài ra, nhà băng này cũng đưa ra nhiều tư vấn nhằm tối ưu các hoạt động kinh doanh. Đơn cử như các giải pháp tối ưu hóa quy trình bán hàng từ lúc nhận đơn hàng - xuất hóa đơn - giao hàng đến lúc thu tiền.

Nhìn tổng thể, 1% chi phí tối ưu được quy đổi sang các hoạt động gia tăng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, củng cố kinh doanh sản xuất, hỗ trợ đảm bảo nguồn thu.

Sự khó khăn từ thị trường tiêu thụ đã khiến các doanh nghiệp một lần nữa phải cơ cấu lại quy trình vận hành. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là việc phải "thắt lưng buộc bụng" trong thời kỳ khó khăn, hay tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, mà chính là có một chiến lược tổng thể để phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự của doanh nghiệp.