Động thái này nằm trong khuôn khổ Đạo luật Quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế năm 1977 (IEEPA), nhằm xử lý tình trạng khẩn cấp quốc gia do thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, thông báo cũng nêu rõ một số nhóm hàng hóa sẽ được miễn thuế đối ứng.

Cụ thể, các mặt hàng không phải chịu thuế quan qua lại bao gồm: hàng hóa đã chịu thuế theo các sắc lệnh khác (50 USC 1702(b)); thép, nhôm, ô tô và phụ tùng ô tô thuộc quy định thuế riêng; đồng, dược phẩm, chất bán dẫn, gỗ xẻ; vàng thỏi; năng lượng và một số khoáng sản không có sẵn tại Mỹ.

Những mặt hàng nào của Việt Nam không bị áp thuế đối ứng khi nhập khẩu sang Mỹ?

Dù bị áp mức thuế cao, Việt Nam vẫn có nhiều mặt hàng nằm trong diện miễn thuế lần này, tạo cơ hội duy trì xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, các mặt hàng có khả năng chịu thuế trong tương lai cũng được miễn trong đợt này. Sắc lệnh IEEPA ngày 2/4 còn trao cho Tổng thống Donald Trump thẩm quyền linh hoạt: tăng thuế nếu các đối tác thương mại trả đũa, hoặc giảm thuế nếu các nước này có bước đi đáng kể để điều chỉnh các thỏa thuận thương mại không công bằng, đồng thời hợp tác với Mỹ về kinh tế và an ninh quốc gia.

Tại khu vực Đông Nam Á, ngoài Việt Nam (46%), Thái Lan bị áp mức thuế 36% (tương ứng 72% thuế đối ứng), Indonesia 32% (64%), Malaysia 24% (47%), Philippines 17% (34%), và Singapore 10% (10%). Trong danh sách 25 nền kinh tế, Trung Quốc chịu mức 34% (67%), Liên minh châu Âu 20% (39%), Bangladesh 37% (74%), Đài Loan 32% (64%), Thụy Sĩ 31% (61%), Nam Phi 30% (60%), Pakistan 29% (58%), Ấn Độ 26% (52%), Hàn Quốc 25% (50%), Nhật Bản 24% (46%), và Israel 17% (33%).

Hiện tại, biểu thuế nhập khẩu trung bình mà Mỹ áp dụng với hàng hóa Việt Nam khá đa dạng: máy móc, thiết bị, thiết bị truyền hình... 2%; đồ gỗ nội thất, giường đệm 18%; giày dép 22%; quần áo, dệt kim 20%; đồ chơi 13%; sản phẩm nhựa 5%; cao su 7%; đồ da, túi xách 24%; phương tiện giao thông và phụ kiện 31%.