Nên thay đổi các tiếp cận với hàng hoá Việt

Theo GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch danh dự VAFIE, dù bàn nhiều về thị trường trong nước nhưng hiện tại chúng ta vẫn ít quan tâm đến chính sách thị trường trong nước.

"Cách đây 15 năm là ưu tiên hàng Việt Nam, cách tiếp cận như vậy giờ không thích hợp. Ví dụ, ở Nhật Bản, hàng tốt nhất là người Nhật tiêu dùng, như thế họ mới cố gắng sản xuất tốt hơn nữa. Tóm lại, nên thay đổi cách tiếp cận, ưu tiên hàng Việt Nam bằng cách khuyến khích việc sản xuất cho người Việt Nam sử dụng sản phẩm chất lượng cao, giá hợp lý", GS. TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Nên thay đổi các tiếp cận với hàng hoá Việt.

Đồng thời, ông cũng đặt ra câu hỏi nước ta là nước có thu nhập trung bình cao và đang tiến tới thu nhập cao. Hiện nay, doanh nghiệp Việtđã đủ sức để thay thế nước ngoài để làm ô tô, xe máy, xây dựng, khách sạn,… năng lực của doanh nghiệp Việt từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn đủ sức làm, thậm chí làm tốt hơn, chất lượng tốt hơn, công trình xây dựng nhanh hơn. Do đó, nếu muốn thúc đẩy tiêu dùng nội địa, kích cầu thì phải chú trọng đến đặc thù trong nước.

Theo đó, ông Mại đề xuất cần thực hiện 7 giải pháp: Đổi mới thể chế, luật pháp liên quan đến thị trường; đổi mới chính sách có liên quan đến thị trường; các doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dự báo biến động thị trường; doanh nghiệp cần có chiến lược hình ảnh và thương hiệu, hiện có rất ít thương hiệu mạnh, cần khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hình ảnh; nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp; tăng cường đầu tư R&D và bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Ngoài ra cần khuyến khích doanh nghiệp trong nước liên kết theo chuỗi, tham gia chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu, như vậy sẽ có loạt doanh nghiệp quy mô lớn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Đây là những giải pháp cần thiết, giúp thị trường trong nước không chỉ hấp dẫn với người Việt Nam, doanh nghiệp trong nước mà còn với doanh nghiệp nước ngoài.

Đang có xu hướng chuyển hướng thương mại

Cùng bình luận về thị trường trong nước ở thời điểm hiện tại, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng một hiệu ứng quan trọng của thuế đối ứng Mỹ là xu hướng chuyển hướng thương mại. Nếu các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, khi gặp khó khăn trong xuất khẩu vào Mỹ, thì họ có thể tăng xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam, khiến các doanh nghiệp trong nước đối mặt với môi trường cạnh tranh hơn.

Đang có xu hướng chuyển hướng thương mại

Hiện Việt Nam đã ký 17 hiệp định tự do thương mại (FTA) với hơn 60 quốc gia, nên đẩy mạnh khai thác các FTA đó là một lối thoát cho hàng hoá Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường tiêu dùng Việt Nam có nhiều lợi thế.

Hiện trên thế giới chỉ có 14 nước với thị trường trong nước trên 100 triệu dân. Trong mắt các doanh nghiệp, đây là thị trương hết sức tiềm năng. Ngoài ra, Việt Nam còn có sự kết nối với các thị trường khác. Việt Nam là nước thứ hai ở ASEAN có FTA với EU, sau Singapore.

"Chúng ta đã nhận thức được thị trường trong nước quan trọng, và Chính phủ đã có nhiều giải pháp để ứng phó với hàng giả, hàng lậu. Vừa qua Chính phủ đã bỏ Quyết định 76 về áp thuế VAT với hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng", ông Tuấn cho biết.

Điều này cho thấy Việt Nam không ngại cạnh tranh, tự tin giữ được thị trường để doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác được. Để tăng tính cạnh tranh, doanh nghiệp trong nước phải có thương hiệu và hệ thống phân phối.

Hiện người nông dân gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ hệ thống phân phối, gây khó khăn cho doanh nghiệp đưa hàng hoá vào hệ thống phân phối này. Do đó, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong chuỗi phân phối, xâm nhập thị trường, trong bối cảnh các chính sách hỗ trợ về lĩnh vực nay vẫn chưa mạnh mẽ. Tôi có niềm tin về việc hỗ trợ của Nhà nước đối với thị trường trong nước.

"Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước, các bạn trẻ thể hiện tình yêu nước hết sức mạnh mẽ. Liệu chúng ta có thể chuyển hoá được sức mạnh yêu nước của người dân đối với hàng hoá sản xuất trong nước được không?", Tổng Thư ký VCCI đặt vấn đề.

Thị trường trong nước còn tiềm năng, nền cần có chính sách tốt để khai thác thị trường này. Vừa qua, Chính phủ đã có một số giải pháp kích cầu như: Bộ Tài chính đã đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 20216 hay bỏ visa đơn phương với một số nước để thúc đẩy du lịch; giãn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt...

"Tôi kỳ vọng rằng, với những chính sách đó, chúng ta có thể kích cầu thị trường trong nước hơn nữa", ông Tuấn bày tỏ kỳ vọng.