4654-do
Hình minh họa (nguồn internet)

Nhóm cổ phiếu hoá chất: Tích cực ngắn hạn nhưng dần mất lợi thế

Nhóm cổ phiếu hoá chất là các cổ phiếu thể hiện tốt trong thời gian qua khi duy trì được số đông tăng giá bất chấp thị trường chung sụt giảm. Thời gian qua, các cổ phiếu ngành này được hưởng lợi lớn từ nhiều yếu tố giúp kết quả kinh doanh tươi sáng rực rỡ.

Thế nhưng với những doanh nghiệp như ngành phân bón, sự hưởng lợi khó để kéo dài. Dễ thấy trong nửa đầu năm 2021, việc giá phân bón tăng cao đã giúp các doanh nghiệp có được lợi nhuận lớn song giá tăng quá mức lại đang gián tiếp giảm thu hẹp gieo trồng. Hơn nữa, do tỷ lệ chi phối lớn cổ đông Nhà nước nên có thể điều chỉnh giá nguyên liệu đầu vào, làm giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong tương lai.

Thêm đó, đầu ra của hoạt động nông nghiệp đang bị đứt gãy bởi giãn cách xã hội cũng khiến người sản xuất chịu thêm nhiều áp lực chi phí.

Ở thời điểm hiện tại, dòng tiền đầu cơ chính là yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu trên thị trường khi mà P/E của ngành đang ở mức cao lịch sử.

Theo dự báo, nhóm cổ phiếu dòng này như DPM, DCM, LAS,... sẽ có dư địa tăng thêm 10% trong ngắn hạn. Vì thế, nhà đầu tư nên chốt lời dần khi định giá đã hợp lý và các rủi ro bắt đầu gia tăng.

Nhóm thuỷ sản, dệt may: Ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID

Đây có thể nói là các ngành nghề bi đát nhất khi cả nước chống chọi với dịch bùng phát lần 4. Theo khảo sát, hiện các doanh nghiệp ngành này hiện chỉ hoạt động 20 - 30% công suất do chi phí tăng quá cao, rất ít doanh nghiệp thực hiện được 3 tại chỗ. Số lượng công nhân nghỉ việc chiếm phần lớn. Cùng với đó, rất khó tuyển dụng, kêu gọi công nhân trở lại làm việc trong một thời gian ngắn.

Cơn ác mộng COVID hiện vẫn đang ám ảnh rất nhiều doanh nghiệp khi các công ty không chỉ mất đơn hàng, mất đối tác, mất thị phần mà còn bị phạt tiến độ hợp đồng khi không thể hoàn thành giao hàng đúng hạn. Với doanh nghiệp thuỷ sản, khâu nuôi trồng bị tác động tiêu cực kép cả đầu vào lẫn đầu ra khi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi người nuôi không đẩy được đầu ra, dẫn tới kích thước thành phẩm quá khổ và số lượng chết hàng ngày gây tổn thất lớn.

Đối với doanh nghiệp dệt may mang tính mùa vụ cao thì sản phẩm lỗi mốt khi đây đang là mùa vụ quan trọng với các thị trường xuất khẩu.

Trên thị trường, giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp thủy sản như VHC, FMC, TNG,… vẫn tăng bất chấp sự khó khăn chung của ngành có lẽ là điều mà nhà đầu tư cũng rất ngạc nhiên.

Nhiều luận điểm cho rằng, tiền đầu cơ và kỳ vọng vào các hoạt động xuất khẩu sang EU đã giúp các cổ phiếu ngành này đi ngược dòng. Điều quan trọng là những cổ phiếu này có tỷ lệ floating thấp, nguồn cung cô đặc nên các nhà tạo lập dễ dàng can thiệp khi cần.

Thị trường chứng khoán (6/9): VN-Index tăng hơn 8 điểm, cổ phiếu thủy sản tiếp đà tăng

Phiên sáng 6/9/2021 kết thúc với mức tăng hơn 8 điểm của chỉ số VN-Index và 2,41 điểm đối với HNX-Index. Đây là kết quả ...

Dòng tiền cá nhân chốt lời cổ phiết bất động sản trong tháng 8, rút gần 3.200 tỷ đồng khỏi VHM

Dòng tiền tổ chức trong nước duy trì đà bán ròng 4.192 tỷ đồng trong tháng 8/2021 trong đó cổ phiếu của các doanh nghiệp ...

Tôi đã làm sao để có "khoản lãi đầu tiên" trên thị trường chứng khoán?

Với đa số nhà đầu tư, nhất là các F0 lướt sóng, việc các giao dịch ghi nhận lỗ/lãi đen xem nhau nhưng cứ tổng ...