Từ ngày 15/5 đến 13/6/2025, Đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước khu vực 12 đã tiến hành thanh tra trực tiếp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) – Chi nhánh Tây Ninh.

Những tồn tại ở Vietcombank Tây Ninh

Kết quả thanh tra sơ bộ cho thấy Vietcombank Tây Ninh hoạt động tương đối hiệu quả và an toàn. Ngân hàng có chiến lược phát triển tín dụng hợp lý, xác định rõ phân khúc thị trường, định hướng cho vay phù hợp với tình hình kinh tế địa phương và duy trì được kiểm soát chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, đoàn thanh tra cũng ghi nhận một số hạn chế, tồn tại cần được khắc phục.

Những tồn tại trong công tác cấp tín dụng:

  • Về hồ sơ vay vốn: Nhiều trường hợp chưa thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn, quy mô kinh doanh, doanh thu, chi phí, tình hình tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng.

  • Công tác thẩm định, xét duyệt: Chưa đánh giá toàn diện hiệu quả phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính và mức độ tham gia vốn tự có của khách hàng. Một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính chưa phù hợp với số liệu thực tế. Việc tái cấp tín dụng cho khách hàng trong bối cảnh chỉ số tài chính sụt giảm cũng chưa được thẩm định đầy đủ.

  • Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay: Thiếu rà soát điều kiện phê duyệt tín dụng, chưa thu thập đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn đúng mục đích. Các báo cáo kiểm tra chưa cập nhật số liệu kinh doanh tại thời điểm kiểm tra.

Vấn đề trong xử lý nợ xấu và rủi ro tín dụng:

  • Hồ sơ nợ xấu: Vẫn tồn tại tình trạng thiếu tài liệu chứng minh hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ. Thẩm định thiếu toàn diện, không đánh giá đúng thực trạng hoạt động của khách hàng.

  • Hồ sơ xử lý rủi ro:

    • Thiếu hồ sơ chứng minh khả năng tài chính, hiệu quả phương án sử dụng vốn.

    • Việc thẩm định và xét duyệt diễn ra ngay cả khi khách hàng có dấu hiệu suy giảm về tài chính nhưng chưa được đánh giá kỹ lưỡng.

    • Quá trình kiểm tra, giám sát vốn vay chủ yếu dựa vào tài liệu khách hàng cung cấp, thiếu đối chiếu thực tế hoạt động.

    • Hồ sơ giải ngân thiếu minh chứng rõ ràng về mục đích sử dụng vốn.

    • Định giá tài sản đảm bảo (máy móc, thiết bị) không đầy đủ hồ sơ thẩm định.

Bên cạnh đó, một số hợp đồng mua bán ngoại tệ với khách hàng không ghi rõ ngày thanh toán, không đúng quy định. Ví dụ, giao dịch của bà Nguyễn Thị Thanh Phương (1.500 SGD) và bà Nguyễn Thị Phương (700 USD) đều thiếu ngày thanh toán.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, Chánh Thanh tra NHNN khu vực 13 đã đưa ra 6 kiến nghị yêu cầu Vietcombank Tây Ninh khắc phục các tồn tại để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.

Tình hình hoạt động kinh doanh

Tính đến ngày 31/3/2025:

  • Dư nợ cho vay đạt 13.237 tỷ đồng, giảm 273 tỷ đồng so với đầu năm (tương đương 2,02%), đạt 95,37% kế hoạch năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 93,1%.

  • Khách hàng vay vốn: Tổng số 6.204 khách hàng, gồm 156 khách hàng doanh nghiệp (chiếm 75,88% tổng dư nợ) và 6.048 khách hàng cá nhân (chiếm 24,12%).

  • Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 0,51%, tương đương 67 tỷ

ẻve
Nguồn: SBV

Nợ xấu khả năng mất vốn của Vietcombank vượt 10.500 tỷ đồng

Vietcombank là một trong Big4 ngân hàng trong nước. Tổng tài sản tính đến 31/3/2025 lên đến 2,1 triệu tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh quý I không có nhiều đột biến với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 1,35% lên trên 8.700 tỷ đồng.

ẻve
Nguồn Vietcombank

Tổng dư nợ cho vay khách hàng đến cuối quý I đạt hơn 1,46 triệu tỷ đồng, tăng 1,2% so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ xấu nhóm 3, 4, 5 tăng 7,6% lên trên 15.000 tỷ đồng, trong đó, đáng chú ý là nợ xấu có khả năng mất vốn đã vượt 10.500 tỷ đồng.