Sau khi Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó có viên nén và gỗ tròn để trả đũa các lệnh trừng phạt của các nước châu Âu thì nguồn cung viên nén xuất khẩu 2,4 triệu tấn/năm từ thị trường Nga bị mất hoàn toàn. Điều này buộc các nước đang nhập khẩu viên nén từ Nga (chủ yếu là EU) phải tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, EU là thị trường tiêu thụ viên nén gỗ lớn nhất thế giới, chiếm 75% nhu cầu viên gỗ toàn cầu, đạt 23,1 triệu tấn vào năm 2021. Mức kỷ lục dự kiến sẽ tiếp tục bị phá vỡ trong năm nay khi con số tiêu thụ tăng lên 24,3 triệu tấn.

Với nhu cầu tăng cao của thị trường này, giá xuất khẩu viên nén gỗ của nhiều nước, trong đó có Việt Nam cũng tăng theo.

Trong số những doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ hàng đầu Việt Nam gọi tên Tập đoàn An Việt Phát (AVP Group). Đây là công ty do bà Bùi Thị Lan – người được truyền thông mệnh danh là "nữ hoàng rơm rạ" làm người đại diện. Hiện tại, ông Bùi Tuấn Anh là Tổng giám đốc của công ty.

bui-tuan-anh.jpg
Ông Bùi Tuấn Anh là Tổng giám đốc Tập đoàn An Việt Phát. Nguồn: Báo Hà Tĩnh.

Theo báo cáo thường niên, dù mới chỉ thành lập từ năm 2014, AVP Group đã vươn lên là nhà sản xuất viên nén số 1 ở châu Á, đứng trong top 5 doanh nghiệp cung cấp viên gỗ nén lớn nhất thế giới năm 2020.

Từ thành công trong ngành năng lượng sạch, tập đoàn này đã mở rộng kinh doanh sang các ngành công nghiệp khác như than đá, gỗ, giấy và bì carton các loại. Để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh liên quan đến gỗ và giấy, An Việt Phát cũng khá thành công trong việc trồng rừng.

Riêng trong năm 2021, Tập đoàn này đã đưa Nhà máy Sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu An Việt Phát Hà Tĩnh (giai đoạn 1) vào hoạt động tại khu kinh tế Vũng Áng. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư 1.287 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát (thuộc Tập đoàn An Việt Phát) làm chủ đầu tư.

Nhà máy có diện tích trên 155.000 m², tổng mức đầu tư trên 1.287 tỷ đồng; công suất gỗ xẻ đạt 56.160 tấn/năm; ván ép trên 187.200 tấn/năm; sản lượng phế phẩm từ hoạt động khai thác gỗ xẻ và ván ép là 224.640 tấn/năm; công suất viên gỗ nén đạt 150.000 tấn/năm và các sản phẩm, dịch vụ cung cấp gỗ xẻ, ván ép, viên gỗ nén.

Hiện nay, An Việt Phát có 8 công ty thành viên, 4 chi nhánh, 22 văn phòng đại diện, 8 nhà máy độ phủ khắp các tỉnh thành Việt Nam với gần 1000 nhân viên với hệ thống đối tác liên kết phủ khắp toàn cầu.

Hệ thống nhà máy sản xuất viên gỗ nén tại Bình Dương, Đồng Nai, Phú Thọ. Trong đó có 2 nhà máy liên doanh ở Quy Nhơn – Bình Định, 2 kho chứa gỗ ở miền Nam, 1 kho gia công sản xuất giấy ở Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).

he-thong-san-xuat-go-nen.jpg
Hệ thống nhà máy sản xuất viên gỗ nén của An Việt Phát.
vinegonen-510x510.jpg

Viên Gỗ Nén – Viên Nén Mùn Cưa

Tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), vào tháng 3/2022, Tập đoàn An Việt Phát đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận địa điểm nghiên cứu, khảo sát dự án nhà máy điện sinh khối với vốn đầu tư 8.500 tỷ đồng.

Theo đề xuất của nhà đầu tư, dự án nhà máy điện sinh khối An Việt Phát Hà Tĩnh có công suất 112 MW, diện tích sử dụng 30 ha và thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.

Cuối tháng 8 vừa qua, Tập đoàn An Việt Phát vừa được trao chứng nhận đầu tư cho Nhà máy viên nén gỗ xuất khẩu tại tỉnh Hà Giang và Nhà máy chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa - xuất khẩu tại tỉnh Tuyên Quang.

Mục tiêu đến năm 2025 AVP phấn đấu trở thành Tập đoàn tiên phong, uy tín, đa ngành lớn nhất về ngành năng lượng tại Việt Nam và trở thành đối tác kinh doanh tin cậy nhất của khách hàng.

Báo cáo thường niên của công ty cũng cho thấy quá trình tăng vốn điều lệ rất nhanh của An Việt Phát, từ 100 tỷ năm 2017 lên 800 tỷ vào năm cuối năm 2020. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng vọt vào năm 2018, đến năm 2020 đạt lần lượt 2.440 tỷ đồng và 127 tỷ đồng.

doanh-thu-thuan-va-lnst-cua-avp-group-cac-quy-gan-day.png
Đơn vị: Tỷ đồng.

EU "khát" viên nén gỗ thay thế khí đốt, cơ hội bất ngờ gọi tên doanh nghiệp Việt?