Bằng giỏi để làm gì?

Hồi còn học trên giảng đường, không chỉ riêng tôi mà hầu hết sinh viên đều có ham muốn và có khát vọng về một lần được nhận học bổng. Tôi cũng vậy. Thế nhưng suốt 4 năm, tôi chưa một lần được hưởng thứ niềm vui ấy - thứ niềm vui từ sự nỗ lực cố gắng và phấn đấu song cũng là thứ niềm vui đã được toan tính với một số điều kiện đủ gồm (không đăng ký học phần tiếng Anh, Triết học hay Lịch sử đồng thời phải tích cực tham gia các hoạt động đoàn hội để tích lũy điểm rèn luyện).

Tốt nghiệp bằng giỏi chưa chắc giúp bạn thành công, nắm vững 5 nguyên tắc sau trước khi "vào đời"

Tôi tốt nghiệp đại học và ra trường với tấm bằng loại khá - không quá tệ. Thực tế, tôi không đặt nặng áp lực phải giành học bổng cho bằng được mà đơn thuần chỉ coi học bổng như một tiêu chí để phấn đấu hết sức; điều này khác hẳn với một số bạn bè lấy chuyện học bổng làm gánh nặng để kèn cựa và ganh ghét nhau.

Ra trường, phần nhiều bạn bè lớp đại học đã có công có việc song không có mấy người đi theo đúng ngành nghề được học. Thỉnh thoảng tôi về trường, nói chuyện, hàn huyên với các thầy cô, không ít trong số họ thấy chạnh lòng vì áp lực cơm áo gạo tiền của các bạn.

Bạn sẽ làm gì khi cầm một tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành Kỹ thuật điện để đi xin việc tại một ngân hàng, một công sở không thiện về chuyên môn kỹ thuật. Nói ở đây nghĩa là đôi khi chất lượng bằng cấp không phản ánh thực lực của bạn khi áp vào một môi trường lao động cụ thể.

Thực tế là khi kết thúc một học phần, ngoài điểm số bạn nhìn thấy, bạn có chắc nhớ nổi một câu tâm đắc từ bộ môn được học? Vậy bằng giỏi, bằng cấp đẹp để làm gì?

Áp lực từ xuất phát điểm

Bằng giỏi, có gì trở thành động lực phấn đấu, cũng có khi trở thành áp lực với không ít sinh viên vừa mới ra trường. Tốt hay xấu đôi khi phụ thuộc và kỹ năng của mỗi cá nhân. Dưới đây chỉ là một câu chuyện nhỏ về thực tế mà không ít sinh viên giỏi gặp phải khi mới chân ướt chân ráo "vào đời".

Tôi có một người bạn vừa tốt nghiệp loại giỏi tại một trường đại học ngay lập tức được nhận vào làm việc tại một công ty với tương lai tươi sáng.

Tốt nghiệp bằng giỏi chưa chắc giúp bạn thành công, nắm vững 5 nguyên tắc sau trước khi "vào đời"

Một nhân viên mới mang trên mình ánh hào quang chói rọi của một sinh viên loại giỏi đương nhiên cũng sẽ có vô số sự kỳ vọng từ mọi người thúc đẩy anh ấy hăng hái trong công việc.

Sợ sếp không biết mình là siêu nhân, anh ấy luôn gồng mình, làm việc 120% công suất và không cho phép bản thân có bất kỳ khuyết điểm nào. Lãnh đạo công ty cũng thường hay khen ngợi anh ấy trong các buổi họp khiến anh cảm thấy cả người tràn đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên sau nửa năm, hình ảnh và ấn tượng của anh bỗng liên tục giảm sút, thậm chí còn bị sếp phê bình.

Sau này tôi mới hiểu:

- Dục tốc thì bất đạt. Câu chuyện là nếu bạn bung hết sức ở thời điểm đầu chỉ để thể hiện với người khác hay đáp ứng kỳ vọng của người khác thì khi "bơi" ra đến giữa sông sâu, bạn dễ bị kiệt sức và chết đuối.

- Lên dốc và đứng trên đỉnh không thực sự khó nhưng duy trì trạng thái đó lâu bền thì không phải ai cũng làm được. Thành công là đích đến cuối cùng và sẽ đem lại vinh quang, không phải là xuất phát điểm để kéo bạn về thất bại. Điều này cũng giống như bạn thi Toán giữa kỳ được điểm 6 nhưng thi cuối kỳ được điểm 9 (người khác sẽ đánh giá bạn tốt lên) - đối lập vơi trạng thái thi giữa kỳ được 9 điểm nhưng thi cuối kỳ chỉ được 4.

Tốt nghiệp bằng giỏi chưa chắc giúp bạn thành công, nắm vững 5 nguyên tắc sau trước khi "vào đời"

Đi xuống từ đỉnh sẽ khiến cơ hội thăng tiếng của anh ta giảm dần và có nguy cơ bị sa thải. Là một người mới đi làm, bạn phải học cách quản lý được sự kỳ vọng của người khác về mình, không phải để bản thân bị cuốn theo sự kỳ vọng đó.

Và dù bạn cầm bằng giỏi hay bằng cấp nào đi làm, hãy giữ cho mình một số nguyên tắc sau:

- Đừng vội bộc lộ hết con người bạn, đừng cố bung hết sức để khiến sức lực suy cạn. Hãy giữ lại để tạo điểm nổ. "Điểm nổ" sẽ là mấu chốt để bạn ghi dấu ấn tốt đẹp với mọi người.

- Phát triển và hoàn thiện bản thân dần dần, có lộ trình và kế hoạch cụ thể, tránh đốt cháy giai đoạn và tránh kỳ vọng công ty phải cho mình được một kết quả ngay tức thì trong một thời gian ngắn. Cần gạt bỏ suy nghĩ ra trường với bằng giỏi thì lượng phải 20 - 30 triệu. Suy nghĩ này có thể sẽ đẩy bạn vào trạng thái mất phương hướng, nhảy việc - mất phương hướng - nhảy việc,...

- Lắng nghe và đừng vội thể hiện quan điểm của mình trong một môi trường bạn chưa thực sử hiểu rõ bản chất.

- Đừng vội vàng bác bỏ ý tưởng của người đi trước để đắc tội với họ; đừng thể hiện năng lực thái quá và thiếu ôn hòa để tạo khoản cách với đồng nghiệp và các nhân sự cấp cao. Bạn sẽ không thể sống cô độc và tiến xa khi chỉ đi một mình.

- Nếu có thể, hãy học hỏi để có thể "chơi đàn bằng tất cả các ngón tay”; một lĩnh vực có thể giúp bạn thành công nhưng khi lĩnh vực đó không còn phù hợp hoặc lỗi thời, sẽ là muộn để bạn tập và làm quen với một lĩnh vực mới hay mảng mới.