Theo âm lịch, năm 2023 là năm Quý Mão – mà dân gian ta gọi là năm con Mèo. Khắp nơi trên cả nước hiện nay, những hình tượng chú mèo xinh xắn đáng yêu với nhiều biểu cảm khác nhau đang vẫy tay chào đón năm mới.

Tuy nhiên điều thú vị là trong khi tại Việt Nam đang chào đón năm Quý Mão với con vật đại diện là chú Mèo, thì ở các nước có nền văn hóa Á Đông như Trung Quốc, nhật bản, Hàn Quốc lại đang đón năm Quý Mão với biểu tượng chú Thỏ. Trong khi đó các năm khác, con giáp đại diện cho các năm là như nhau. Vì sao vậy? Câu trả lời cũng rất thú vị.

Bạn có biết: Việt Nam đón năm Mão, thì Trung Quốc và các nước khác lại đón năm con Thỏ

Nguồn gốc của 12 con giáp

Tìm hiểu từ Wikipedia, 12 con giáp hay còn gọi là 12 sinh tiếu, là một sơ đồ phân loại dựa trên âm lịch gán một con vật và các thuộc tính của nó cho mỗi năm trong chu kỳ 12 năm lặp lại. 12 con giáp tương ứng lịch Can – Chi.

Người Trung Quốc xưa đã chọn ra 12 con vật gắn liền với đời sống con người để đưa vào lịch Can – Chi. Theo thứ tự bắt đầu bằng Tý rồi tới Sửu, Dần, Mẹo/Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi với các con giáp tương ứng Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, gà, Chí và Lợn.

Tất cả các năm khác, người Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều lấy theo nguyên bản xưa của người Trung Quốc, duy năm Mão là khác: Việt Nam xem Mão tương ứng với Mèo, còn các nước khác con vật đại diện cho năm Mão là Thỏ.

Bạn có biết: Việt Nam đón năm Mão, thì Trung Quốc và các nước khác lại đón năm con Thỏ
Ảnh chụp từ Wikipedia

Tại sao Việt Nam lấy Mèo làm đại diện năm Mão còn các nước khác là Thỏ?

Wikipedia cho rằng Việt Nam gắn năm Mão với con Mèo bởi lẽ âm “mão” khi nhập vào tiếng Việt giống với mèo hay miêu. Còn Trung Quốc có sự nhầm lẫn bởi lẽ bản thân Trung Quốc có 1 loài động vật họ mèo mà tên gọi là “thố tôn” hay “thỏ tôn” (Otocolobus manul) – do vậy Trung Quốc đã lẫn lộn giữa mèo và thỏ - và đó là nguồn gốc của việc Trung Quốc gắn Mão với thỏ.

Còn theo lý giải dựa theo bằng chứng cổ sinh vật học, nếu chọn những con vật do loài người thuần phục trước làm con vật đại diện cho năm, thì loài người thuần hóa mèo sớm hơn so với thỏ. Do vậy việc mèo đại diện cho năm Mão thay vì Thỏ cũng được lý giải theo hướng khoa học hơn.

Một ý kiến của các nhà chuyên môn lại cho rằng, dù Việt nam đã tiếp nhận hệ lịch Can – Chi từ Trung Quốc, nhưng đã “cải biên” phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam. Một trong những lý do là ở Việt Nam Thỏ không phổ biến và thân thuộc như Mèo.

Bạn có biết: Việt Nam đón năm Mão, thì Trung Quốc và các nước khác lại đón năm con Thỏ

Còn một nghiên cứu lại cho rằng trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc có một thời kỳ giao lưu văn hóa ít nhất 2.000 năm, nên việc tách biệt dấu hiệu nhận biết văn hóa là rất khó. Một chuyên gia văn hóa Việt Nam đã có buổi thuyết trình cho rằng thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán Việt, nhưng khi phân tách các tiếng Việt, thấy có sự khác lạ. Nghiên cứu sâu hơn, nhà nghiên cứu này cho rằng người Trung Quốc dùng Thỏ thay Mèo vì trong văn hóa người Trung Quốc, Thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là thố. Nói cách khác, vị học giả này cho rằng nét văn hóa này xuất phát từ Việt Nam.

Bạn có biết: Việt Nam đón năm Mão, thì Trung Quốc và các nước khác lại đón năm con Thỏ

Trở lại với một câu chuyện kể quen thuộc với các bé tại Việt Nam – chuyện sự tích 12 con giáp. Truyện kể rằng, ngày xưa Ngọc Hoàng là người đặt tên cho muôn loài, ngài cai quản cả thiên giới, và muốn tìm một số loài vật để thay mình cai quản và đặt tên chính các loài vật đó đại diện cho các năm. Muôn loài lựa chọn và có 12 con vật được cử lên thiên giới: Trâu, hổ, rồng, ngựa, dê, chó, lợn, thỏ, rắn, khỉ, gà trống và chuột. Tuyvậy thật khó để phân định thứ tự. Một cuộc thi thú vị diễn ra, thứ tự được phân định, Thỏ đứng thứ 4.

Reuter lại lý giải, Thỏ là loại gặm nhấm giống Chuột (Tí). Do vậy nếu để Thỏ trong bộ 12 con giáp, thì sẽ có đến 2 loài gặm nhấm được xuất hiện. Trong khi đó 12 con giáp cần sự độc đáo, khác biệt.

Vấn đề tại sao lại có sự khác biệt này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, được tranh cãi. Và tùy vào mỗi người sẽ “tin” vào một thuyết khác nhau.