Xây dựng thương hiệu

Sinh ra trong một gia đình người Việt gốc Hoa, bố mẹ ông Trần Kim Thành (SN 1960) kinh doanh một cửa tiệm bánh kẹo nhỏ nên có thể nói việc sau này trở thành ông chủ trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo chính là một mối duyên của ông. Ông theo học ngành Vật lý ở Đại học với mong muốn trở thành một nhà khoa học. Sau đó ông bén duyên với việc kinh doanh mặc dù không được gia đình ủng hộ, ông cùng người bạn Kao Siêu Lực (CEO ABC Bakery) đi bán bột mì, nhưng duy trì được một thời gian thì bị thua lỗ nên quay về làm bánh.

Bánh trung thu KIDO đã tái xuất ra sao sau thương vụ “bán mình” 370 triệu USD?

Với vốn liếng là 3 chỉ vàng, ông tự mày mò nghiên cứu xây lò làm bánh. Liên tục thử nghiệm, thay đổi và nhờ mọi người góp ý về chất lượng và hương vị ông đã có đơn hàng đầu tiên là 3kg bánh. Việc sản xuất dần đi vào ổn định ông lại cùng người em trai tìm hướng tiêu thụ sản phẩm. Từ bốn đại lý bánh kẹo lớn ở miền Tây dần dần đã vươn ra khắp Việt Nam. Trên đà phát triển đó năm 1993 ông thành lập nên công ty xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô với số vốn đầu tư 1,4 tỷ đồng ở Phú Lâm thuộc Quận 6, TP HCM.

Thời điểm đầu những năm 1990, 2 anh em ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên nhận ra rằng sản phẩm snack (bim bim) của Thái Lan được bán tràn lan tại Việt Nam đây chính là cơ hội để phát triển. Họ đã đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ Nhật Bản với mức giá trên 750.000 USD, sản phẩm bim bim với hương vị phù hợp với người Việt và giá thành rẻ hơn đã chiếm lại toàn bộ thị trường này. Cùng từ đó hình ảnh “Vương miện đỏ” trở thành 1 phần tuổi thơ của trẻ em Việt Nam.

Bất ngờ công bố Thương vụ M&A

Đang trên đà phát triển với những thành công vang dội, cuối năm 2014 Kinh Đô thông báo bán 80% mảng bánh kẹo cho tập đoàn Mondelēz International (Mỹ) với giá 370 triệu USD (7.846 tỷ đồng). Đồng nghĩa với những sản phẩm quen mặt người tiêu dùng như AFC, Cosy, Solite, bánh trung thu Kinh Đô… trở thành thương hiệu của nước ngoài gây ra không ít tiếc nuối cho người tiêu dùng. Lên tiếng về việc này ông Thành chia sẻ "Tôi chủ động rao bán chứ không phải bị thâu tóm. Tôi không hài lòng với lợi nhuận 6.000 tỷ, mà phải 20.000-30.000 tỷ. Nhưng tôi đã 60 tuổi rồi, với kinh nghiệm đã có của mình, chỉ dừng ở 6.000 tỷ thôi. Phải M&A để tăng lợi nhuận. Hy vọng đến năm 2017 các bạn sẽ thấy rõ kết quả của sự chuyển mình này như thế nào".

Và rồi sau 8 năm, nhìn lại bước đi này, ông Trần Lệ Nguyên nhận định đây là quyết định đột phá và có chút may mắn, là cơ hội cần phải nắm lấy vào thời điểm đó. "Khi có dòng tiền, doanh nghiệp có thể kinh doanh vào nhiều mảng hơn", ông cho biết.

Chu kỳ tăng trưởng ngành bánh kẹo năm 2014 theo đà chậm lại khi người tiêu dùng lúc đó có xu hướng quan tâm nhiều đến sức khỏe, ăn ít bánh kẹo hơn. Ngoài ra, ngành bánh kẹo mang tính chất thời vụ là chính, một năm có 2 vụ lớn một là mùa trung thu, hai là dịp Tết, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ khoảng 5 – 6%. Với tầm nhìn lúc đó của tập đoàn là hướng tới trở thành doanh nghiệp tỷ USD, nếu tiếp tục kinh doanh sẽ mất rất lâu mới đạt được mục tiêu.

Sau gần 7 năm thâm nhập vào thị trường thực phẩm thiết yếu, KIDO đã chứng tỏ tầm nhìn đúng đắn với nhiều thành công. Trong đó, thị phần trong ngành dầu gia tăng đáng kể, khoảng 39%, đứng thứ 2 trên thị trường. Đồng thời KIDO cũng là đơn vị dẫn đầu ngành kem Việt Nam với 44,5% thị phần (trong đó thương hiệu Merino chiếm 24,2% và thương hiệu Celano chiếm 19,2% thị phần) cùng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 450.000 điểm bán lẻ trong ngành hàng khô và 120.000 điểm bán trong ngành hàng lạnh.

Tháng 7/2020, hợp đồng nguyên tắc “đứng ngoài cuộc chơi” mảng kinh doanh bánh kẹo và snacking ký với Mondelez cách đây sáu năm đã hết hạn. KIDO quay trở lại cuộc chơi ngay lập tức với sản phẩm bánh trung thu mang nhãn hiệu Kingdom, hiện là KIDO.

Bánh trung thu KIDO đã tái xuất ra sao sau thương vụ “bán mình” 370 triệu USD?

KIDO “tái xuất” trong ngành bánh trung thu với thương hiệu KIDO’s Bakery

Tập đoàn KIDO chính thức quay trở lại thị trường bánh trung thu với tên thương hiệu KIDO’s Bakery. Bánh trung thu KIDO’s Bakery đã có mặt trên thị trường từ đầu tháng 8/2022 và được phân phối trên các kênh GT; kênh KA; cơ quan - xí nghiệp; các kênh mua sắm trực tuyến lớn như Lazada, Tiki, Shopee... Sản phẩm của KIDO’s Bakery sẽ được phân phối trên toàn bộ hệ thống kênh hiện tại của tập đoàn gồm 450.000 điểm bán ngành hàng thực phẩm thiết yếu và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh.

Năm 2022 KDC công bố lãi 60 tỷ đồng từ bán bánh trung thu. Trung thu năm nay, Kido dự kiến tung ra thị trường 450 tấn bánh, tăng 50% sản lượng so với cùng kỳ năm trước.

Bánh trung thu KIDO đã tái xuất ra sao sau thương vụ “bán mình” 370 triệu USD?

Nửa đầu năm qua, theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu thuần của Kido giảm 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 4.367 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh 66,4% lên 564 tỷ đồng, chủ yếu do hoạt động đầu tư tài chính.

Bánh trung thu KIDO đã tái xuất ra sao sau thương vụ “bán mình” 370 triệu USD?

Dù doanh thu sụt giảm, nhưng lợi nhuận của Kido tăng mạnh nhờ đầu tư tài chính.

Nửa đầu năm, Kido ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính 1.224 tỷ đồng, tăng đột biến so với kết quả chỉ 43 tỷ đồng của năm ngoái, trong đó, lãi nhờ thanh lý các khoản đầu tư là hơn 1.129 tỷ đồng, đây chủ yếu từ việc giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty con KidoFoids, biến công ty này thành công ty liên kết..

Ngoài ra, việc thoái vốn hoàn toàn khỏi Dầu thực vật Cái Lân mang lại lợi nhuận hạch toán chỉ 76 tỷ đồng.

Đến ngày 30/6, khoản đầu tư lớn nhất của Kido nằm ở Công ty Lavenue, giá trị 1.069 tỷ đồng. Lavenue hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hiện là chủ đầu tư dự án Lavenue Crown tại khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn, TPHCM. Khoản đầu tư nghìn tỷ của Kido “chôn chân” tại Lavenue thời gian dài, do dự án dính đến các vấn đề vi phạm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.