Cổ phiếu Credit Suisse giảm mạnh trong phiên 15/03 sau khi có thông tin SNB sẽ không hỗ trợ thêm tài chính cho ngân hàng này. Để ổn định tình hình, Credit Suisse đã phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ.

Liên quan đến vấn đề này, phát biểu hôm 16/3, Chủ tịch SNB Ammar Al Khudairy cho biết: "Không may là nhiều người chỉ đi tìm lý do cho đà giảm. Đây là sự hoảng loạn. Tôi tin rằng sự hoảng loạn này hoàn toàn không xác đáng, cho dù là về Credit Suisse hay toàn thị trường."

Ông nói thêm sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) khác xa cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đồng thời Chủ tịch SNB cho rằng những động thái táo bạo của giới chức Mỹ đã ngăn chặn rủi ro lây lan.

“Đúng là chúng ta đã có một vụ sụp đổ trong tuần trước, nhưng sự vụ này khác xa cuộc khủng hoảng năm 2008. Đây chỉ là một trường hợp cá biệt, giới chức Mỹ đã ngăn chặn rủi ro lây lan”, ông nói.

Cổ đông lớn nhất Credit Suisse: Thị trường hoảng loạn là
Chủ tịch SNB Ammar Al Khudairy.

Đồng thời, ông Ammar Al Khudairy cho biết rằng Credit Suisse không yêu cầu SNB hỗ trợ tài chính.

“Hiện Credit Suisse vẫn chưa bàn luận với SNB về việc hỗ trợ tài chính”, ông nói. “Tôi không biết cụm từ ‘hỗ trợ’ xuất phát từ đâu, vẫn chưa hề có cuộc thảo luận nào về chuyện này kể từ tháng 10/2022”.

Vị này nhấn mạnh SNB sẽ không nâng sở hữu vượt ngưỡng 10%. “Thông điệp vẫn không thay đổi kể từ tháng 10/2022. Thậm chí cho dù chúng tôi muốn thì việc bơm thêm vốn có quá nhiều rào cản phức tạp từ quy định và việc tuân thủ”, ông nói. Hiện tại, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của SNB ở ngân hàng Credit Suisse đang ở mức 9,9%.

Trước đó sau thông báo không thể nâng cổ phần quá 10% do các quy định luật pháp của quỹ đầu tư quốc gia Saudi Arabia, cổ phiếu ngân hàng Credit Suisse đã chứng kiến sự lao dốc kỷ lục trong phiên giao dịch 15/3. Cổ phiếu này đã giảm 24,2%, xuống dưới mức 2 Franc Thuỵ Sỹ (2,18 USD)/cổ phiếu.

Tuy nhiên mở đầu phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu của Credit Suisse đã tăng vọt 30% nhờ thông tin vay 54 tỷ USD từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ.