Cuộc đua sản xuất chip AI số 1 thế giới: Trung Quốc ngày càng tụt xa Mỹ trong

Khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ - quốc gia số 1 trong công nghệ chip trí tuệ nhân tạo (chip AI) sẽ ngày càng rộng hơn, sau khi người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Nvidia Jensen Huang tiết lộ bộ vi xử lý thế hệ tiếp theo cho cái mà ông gọi là kỷ nguyên mới của AI và robot được sử dụng trong các ngành công nghiệp.

Trung Quốc khó soán ngôi ‘Ông chùm chip AI’, Huawei khốn đốn vì Mỹ trừng phạt
Trung Quốc có nguy cao cao tụt hậu xa hơn Mỹ trong cuộc đua tranh làm cường quốc số 1 thế giới về sản xuất chip AI

Trong bài phát biểu quan trọng hôm 2/6, trước Triển lãm thương mại Computerx ở Đài Loan (Trung Quốc) diễn ra từ ngày 4-7/6, tỷ phú 61 tuổi cho biết máy tính “không còn chỉ là công cụ lưu trữ thông tin hay xử lý dữ liệu mà là một nhà máy sản xuất thông minh cho mọi ngành công nghiệp”.

“Gã khổng lồ công nghệ” Mỹ Nvidia có kế hoạch nâng cấp bộ tăng tốc chip AI - bộ xử lý được thiết kế để xử lý hiệu quả các tác vụ AI - hàng năm và Blackwell Ultra thế hệ tiếp theo dự kiến ​​sẽ được phát hành vào năm tới, kế nhiệm các chip nền tảng Blackwell được ra mắt vào tháng 3 năm nay.

Theo ghi chú của công ty nghiên cứu TrendForce có trụ sở tại Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), chip nền tảng Blackwell dự kiến ​​sẽ gia nhập thị trường vào quý III và chỉ chiếm chưa đến 10% thị trường bộ xử lý đồ họa (GPU) cao cấp.

Arisa Liu, Giám đốc nghiên cứu chất bán dẫn tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan cho biết: “Nvidia đang chủ động thúc đẩy các công nghệ AI của mình để đáp ứng nhu cầu toàn cầu”.

Đồng thời, bà Liu còn cho biết thêm rằng thiết kế chip mới của Nvidia, Rubin, sẽ áp dụng theo thiết kế của Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) với quy trình 4 nanomet. Nhiều chất bán dẫn và máy chủ tạo ra những đột phá về AI đều do TSMC lắp ráp hoặc sản xuất.

Nvidia có trụ sở tại Thung lũng Silicon (California, Mỹ) đang trên đường vượt qua Apple để trở thành công ty công nghệ có giá trị lớn thứ 2 thế giới, khi cổ phiếu của hãng này đã tăng hơn 120% lên mức 1.095,95 USD/cp kể từ đầu năm nay.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của nhà thiết kế chip này tại Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn trong bối cảnh Mỹ hạn chế xuất khẩu đối với công nghệ bán dẫn tiên tiến và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty địa phương do Huawei Technologies (gọi tắt là Huawei) dẫn đầu.

Dòng Blackwell mạnh nhất của Nvidia, bao gồm B100, B200 và GB200, bổ sung vào danh sách ngày càng nhiều các mẫu GPU bị Mỹ cấm vận chuyển đến Trung Quốc, thị trường lớn thứ 3 của công ty tính theo doanh thu vào năm ngoái.

Theo các nhà phân tích và chuyên gia trong ngành, lệnh cấm vận của Washington và sự tiến bộ công nghệ không ngừng của Nvidia sẽ khiến Trung Quốc ngày càng tụt hậu so với quốc gia dẫn đầu thế giới về cơ sở hạ tầng AI.

Thế khó của Huawei và Trung Quốc

Trong khi Trung Quốc đã dành tới 344 tỷ nhân dân tệ (47,5 tỷ USD) cho giai đoạn mới nhất của quỹ đầu tư bán dẫn do Nhà nước hậu thuẫn để tăng tốc nỗ lực tự cung tự cấp quốc gia, nhiều chuyên gia trong ngành cho biết lựa chọn GPU hạn chế, thiếu khả năng tiếp cận với sản xuất chip tiên tiến và hệ sinh thái phần mềm kém phát triển đã khiến việc dựa vào các giải pháp AI trong nước của “đất nước tỷ dân” trở nên khó khăn.

Huawei và công ty khởi nghiệp Biren Technology của Trung Quốc, những công ty sản xuất một số chip AI nội địa có uy tín nhất đất nước, đều nằm trong danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ, buộc họ phải chuyển sang các xưởng đúc trong nước để sản xuất chip bằng quy trình sản xuất kém tiên tiến hơn.

Xưởng đúc hàng đầu của Trung Quốc, Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC), cũng bị Mỹ trừng phạt kinh tế, phải đối mặt với những trở ngại trong việc bổ sung các phương pháp tiên tiến hơn cần thiết để sản xuất chip AI.

Chip Ascend 910B của Huawei đã áp dụng quy trình sản xuất bởi các ngành công nghiệp khác nhau ở Trung Quốc, cũng chỉ có thể đạt được khoảng 60-70% hiệu suất của “đối thủ” Nvidia A100, theo nhiều thử nghiệm tính toán.

Trung Quốc khó soán ngôi ‘Ông chùm chip AI’, Huawei khốn đốn vì Mỹ trừng phạt
CEO Nvidia Jensen Huang khoe "siêu chip" Blackwell GB200 tại San Jose (California, Mỹ) hồi tháng 3 năm nay

Theo một nhà nghiên cứu tại nhà sản xuất máy chủ H3C của Trung Quốc, nhiều chip sản xuất trong nước đứng sau Nvidia về hiệu suất và độ ổn định. Chuyên gia này nói rằng độ trễ ảnh hưởng đến việc phát triển các mô hình AI lớn của Trung Quốc.

Nhân vật từ chối nêu tên vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông cho biết H3C đã thử nghiệm nhiều GPU khác nhau, bao gồm cả GPU của Cambricon, Iluvatar Corex và Huawei.

Huawei đang nỗ lực cải tiến công nghệ của mình. “Gã khổng lồ” có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) đã đánh dấu sự trở lại của thị trường điện thoại thông minh 5G năm ngoái.

Vào tháng 3, khi sử dụng chip do SMIC sản xuất, Huawei đã phát triển nút quy trình 5nm sử dụng hệ thống in thạch bản cực tím sâu và công nghệ được gọi là tạo khuôn 4 cực tự liên kết. Các công nghệ sản xuất chip tiên tiến hơn có thể cải thiện hiệu suất và giảm mức tiêu thụ điện năng của các chip cao cấp.

Tuy nhiên, Zhang Pingan, Giám đốc điều hành của Huawei Cloud, cho biết trong một hội nghị có tên China Mobile gần đây rằng, không dễ để Trung Quốc đạt được thành tựu sản xuất chip 7nm và chỉ có rất ít khả năng nước này có thể nhanh chóng tiến tới các mức 5nm hoặc thậm chí là 3nm tiên tiến hơn.

Hệ sinh thái của Huawei cũng kém phát triển hơn CUDA của Nvidia, vốn đã trở thành nền tảng phát triển AI thiết yếu được khoảng 5 triệu nhà phát triển trên toàn cầu sử dụng. Ngược lại, sản phẩm tương đương của Huawei có lượng người sử dụng nhỏ hơn nhiều trên toàn thế giới.