Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPSA), tính đến hết tháng 4/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1.000 tấn ớt, đạt kim ngạch 3,6 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 80,3%, kim ngạch cũng giảm 71,4%. Lào và Mỹ là hai thị trường nhập khẩu chính, với sản lượng lần lượt đạt 493 tấn và 172 tấn.

Việt Nam sở hữu khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc canh tác ớt quanh năm, đặc biệt tại các vùng đất phù sa màu mỡ như Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này cho năng suất cao, chất lượng quả ổn định và đồng đều.

Chi phí đầu tư ban đầu cho cây ớt khá thấp, thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 3–4 tháng) giúp nông dân quay vòng vốn nhanh, dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất.

Loại quả Việt Nam ai cũng biết thành gia vị triệu đô đắt hàng của thế giới: Lào, Mỹ đua nhau săn đón, nước ta thu về hơn 3,6 triệu USD kể từ đầu năm
Ớt Việt Nam được đánh giá cao nhờ độ cay đặc trưng và sự đa dạng về giống

Theo Cục Trồng trọt, ớt được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long với tổng diện tích trên 7.000ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. Tại Tây Nguyên, diện tích trồng ớt đạt khoảng 4.000 - 5.000ha với sản lượng khoảng 60.000 tấn/năm

Cây ớt ở Đồng Tháp và đặc biệt là ở huyện Thanh Bình được coi là “vựa ớt lớn nhất miền Tây”. Các xã vùng cù lao và các xã vùng ven sông Tiền là những khu vực tập trung nhiều diện tích trồng ớt. Sản lượng ớt tươi hơn 22.500 tấn/năm. Theo thống kê, diện tích trồng ớt ở tỉnh Đồng Tháp hiện có gần 2.000 ha/năm, năng suất bình quân hơn 10 tấn/ha.

Bên cạnh đó, một “thủ phủ” ớt khác của Việt Nam là Lạng Sơn, trong vụ ớt 2023, diện tích trồng ớt trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.479 ha, tăng 91 ha so niên vụ năm 2022.

Loại quả Việt Nam ai cũng biết thành gia vị triệu đô đắt hàng của thế giới: Lào, Mỹ đua nhau săn đón, nước ta thu về hơn 3,6 triệu USD kể từ đầu năm
Tại Việt Nam, ớt là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống

Ớt Việt Nam được đánh giá cao nhờ độ cay đặc trưng và sự đa dạng về giống như ớt chỉ thiên, ớt hiểm, ớt sừng vàng…, phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng tại nhiều thị trường như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU.

Thị trường nội địa cũng có nhu cầu rất lớn, khi ớt là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm đang đẩy mạnh thu mua ớt để sản xuất tương ớt, bột ớt, gia vị đóng gói..., góp phần tạo đầu ra ổn định và lâu dài cho người trồng.