Giá cước vận tải biển tăng mạnh trong giai đoạn 2020-2021 đã thúc đẩy các công ty vận tải gia tăng đặt hàng đóng tàu mới, dẫn đến một lượng lớn tàu dự kiến sẽ được bàn giao trong năm 2023-2025, tạo sức ép dư thừa nguồn cung trong giai đoạn này. Tốc độ giao tàu container mới tăng mạnh nhất trong 2024. Theo Alphaliner, tổng đơn đặt tàu mới đạt gần 7 triệu TEU (tính đến đầu tháng 9/2023), bằng gần 30% tổng công suất đội tàu biển toàn cầu. Trong đó, 32% giao trong 2023, 38% vào 2024 và 30% vào 2025.

Thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục chịu nhiều sức ép do căng thẳng địa chính trị, lạm phát tăng cao, tổng cầu giảm sút dẫn đến nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn suy yếu.

Hoạt động xuất khẩu của cả nước vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức do giá cả của một số mặt hàng chủ lực đi xuống vẫn chưa có dấu hiệu tích cực trở lại, đặc biệt khi tác động từ mở cửa trở lại nền kinh tế sau thời gian kiểm soát dịch Covid-19 của Trung Quốc có thể làm hàng hóa Việt Nam phải gặp cạnh tranh nhiều hơn tại các thị trường xuất khẩu.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về Việt Nam sẽ là nền tảng cho các cảng feeder trong nửa cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.

Theo đó, các chuyên gia VCBS cho rằng ngành cảng biển còn đang chịu những áp lực nhất định và kỳ vọng ngành này hồi phục từ cuối quý 3/2023.

Nhiều tia sáng xuất hiện thúc đẩy tăng trưởng dài hạn cho Gemadept

Hàng năm cảng Nam Hải Đình Vũ đóng góp khoảng 500-600.000 TEU trong tổng sản lượng container thông qua hệ thống cảng của GMD. Hiện nay, tổng công suất thiết kế cảng container tại Hải Phòng là 7 triệu TEU (không gồm HITC 1,1 triệu TEU), như vậy sau khi bán đi Nam Hải Đình Vũ thì GMD có năng lực cảng là 1,2 triệu TEU chiếm khoảng 17%, VSC có công suất thiết kế khoảng 2,15 triệu TEU chiếm khoảng 31%. Đối với Nam Đình Vũ GĐ 3 theo kế hoạch sẽ được đưa vào khai thác trong 2025, khi hoàn thiện sẽ trở thành cảng có qui mô lớn nhất tại miền Bắc (Hải Phòng). Theo số liệu của VPA, ước tính hiệu suất sử dụng các cảng tại Hải Phòng trong 8 tháng đầu năm 2023 thì cảng Nam Đình Vũ có hiệu suất sử dụng khá tốt 91% cao hơn nhiều so với mức 49% của năm ngoái.

Ngành cảng biển phục hồi, Gemadept (GMD) được dự báo lợi nhuận cả năm đạt 2.400 tỷ đồng

Động lực tăng trưởng chính của Gemadept được kỳ vọng ở cảng Gemalink. Cảng Gemalink đang hoàn thiện các thủ tục liên quan, thu xếp vốn để triển khai xây dựng, sẵn sàng để đưa vào khai thác trong giai đoạn năm 2024- 2025. Sau khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, công suất của cảng được nâng lên mức gần 3 triệu TEU, tương ứng thị phần đạt khoảng 30-35%. Bên cạnh đó, trong dài hạn, nhiều chuyên gia kỳ vọng quy hoạch của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải trở thành cảng trung chuyển quốc tế sẽ giúp Gemalink gia tăng lợi thế vượt trội về công suất và kích cỡ tàu trong khu vực.

Ngành cảng biển phục hồi, Gemadept (GMD) được dự báo lợi nhuận cả năm đạt 2.400 tỷ đồng

Cảng Nam Đình Vũ 2 đi vào hoạt động và sẽ đạt hiệu suất sử dụng 79% trong 2023, 90% trong 2024 và gần full công suất trong 2025. Gemalink giai đoạn 2 sẽ đưa vào khai thác từ cuối 2024 và đóng góp cho GMD từ 2024, 2025 trở đi, theo đó VCBS ước tính Gemalink GĐ 1 đạt hiệu suất 93% (2023) gần 1,4 triệu TEU, và đến 2024 đạt 1,95 triệu TEU.

Nửa đầu năm 2023, GMD ghi nhận kết quả tăng trưởng khả quan với doanh thu thuần đạt 1.814 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,4% so với cùng kỳ. LSNT của cổ đông công ty mẹ đạt 1.852,6 tỷ đồng, tăng mạnh 229% so với cùng kỳ năm trước nhờ vào khoản lãi đột biến từ bán cảng Nam Hải Đình Vũ.

Ngành cảng biển phục hồi, Gemadept (GMD) được dự báo lợi nhuận cả năm đạt 2.400 tỷ đồng

Các chuyên gia VCBS dự phóng doanh thu thuần năm 2023 đạt 4.327 tỷ (tăng 11% so với cùng kỳ), LNST công ty mẹ đạt 2.399 tỷ (141% so với cùng kỳ năm trước). Nếu loại trừ phần lợi nhuận đột biến thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi đạt 967 tỷ đồng (giảm 2,7% cùng kỳ năm trước). Năm 2024 dự báo doanh thu thuần đạt 4.653 tỷ đồng, LNST đạt 1.007 tỷ đồng.