Năm 1907, tại một tầng hầm ở Seattle (Mỹ), hai chàng trai trẻ James E. Casey và Claude Ryan với 100 USD vay từ một người bạn bắt đầu thành lập một công ty giao hàng mang tên American Messenger Company.

Startup bắt đầu với 100 USD

Vào thời điểm đó, không ai nghĩ rằng một công ty chuyển phát với phương châm "Best service and lowest rates" (Dịch vụ tốt nhất với giá thấp nhất) lại có thể trở thành đế chế UPS hùng mạnh như ngày nay.

Từ một tiệm giao hàng trong thành phố, UPS đã nhanh chóng lớn mạnh, vượt ra ngoài vùng an toàn ban đầu là Seattle, vươn ra các bang khác tại Mỹ và đổi tên thành United Parcel Service (UPS).

Không dừng lại ở vận chuyển đường bộ, UPS tiếp tục mở rộng ra cả đường hàng không, vươn mình ra thế giới. Thậm chí, năm 1988, UPS còn lập một hãng hàng không riêng cho mình, và sau đó còn bước chân luôn vào lĩnh vực thương mại.

Đến nay, UPS đã khẳng định vị thế, trở thành doanh nghiệp logistics có mạng lưới phân phối phủ khắp toàn cầu, xử lý hơn 24 triệu gói hàng mỗi ngày tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sự phát triển này của UPS không nhờ phép màu, mà là kết quả của những quyết định táo bạo nhưng bền vững. Chặng đường hơn 100 năm của UPS không chỉ là cuộc hành trình phát triển doanh nghiệp, mà là minh chứng cho một triết lý kinh doanh xuyên suốt: Lấy khách hàng làm trung tâm, liên tục đổi mới công nghệ, và đặc biệt, kiên trì trong khủng hoảng.

Từ 100 USD với văn phòng dưới tầng hầm đến hệ thống logistics toàn cầu: Khi doanh nghiệp chọn lối đi riêng
Chiếc xe với màu sơn đặc trưng của UPS

Từ câu chuyện UPS, nghĩ về GHN – một UPS phiên bản Việt?

Tại Việt Nam, nếu có một câu chuyện nào đó gợi nhớ đến UPS thì có lẽ đó là Giao Hàng Nhanh (GHN) - công ty giao nhận thành lập năm 2012, từ một nhóm khởi nghiệp nhỏ. Ngay từ khi ra đời, Giao hàng nhanh định hình nhóm khách hàng đối tác là các sàn thương mại điện tử. Đáng chú ý, thị trường này lúc đó còn được xem là 'thị trường ngách' khi hệ thống TMĐT của Việt Nam còn sơ khai.

Chọn hướng đi riêng, Giao hàng nhanh lấy phương châm "Giao siêu nhanh - giá siêu tốt" làm kim chỉ nàm, và luôn ghi nhớ "muốn tồn tại – phải làm nhanh".

Điểm giống nhau đáng ngạc nhiên giữa GHN và UPS là ở tư duy nền tảng: Không chỉ giao hàng, GHN cũng tập trung xây dựng hạ tầng công nghệ, dữ liệu và vận hành như một hệ sinh thái logistics.

Đến nay, Giao hàng nhanh đã phủ sóng giao nhận tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước với khả năng xử lý 20 triệu đơn hàng thành công mỗi tháng. Hơn chục năm phát triển, GHN vẫn chọn các sàn thương mại điện tử là đối tác chiến lược bên cạnh các nhà bán lẻ lớn.

UPS sau 117 năm vẫn giữ triết lý “logistics là huyết mạch của thương mại”, trở thành tập đoàn logistics hàng đầu nước Mỹ với doanh thu đạt 91 tỷ USD vào năm 2023.

GHN ngày nay cũng đang đi theo một hướng đi tương tự – tìm chỗ đứng không chỉ ở vai trò vận chuyển, mà là đối tác vận hành hậu cần cho thương mại số.

Từ 100 USD với văn phòng dưới tầng hầm đến hệ thống logistics toàn cầu: Khi doanh nghiệp chọn lối đi riêng
Giao hàng nhanh với phương châm: Giao siêu nhanh - giá siêu tốt

Khi UPS bắt tay với Việt Nam

Mới đây, đại diện UPS dã có buổi gặp với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam. Tại buổi gặp, phía UPS bày tỏ mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong thu hút đầu tư, tìm hiểu thêm về các khu thương mại tự do tại Đà Nẵng, sân bay Long Thành...

Đây có thể là bước khởi đầu cho một chương mới, nơi logistics không còn là “phần việc sau cùng” mà trở thành chiến lược then chốt để nâng tầm thương mại quốc gia.

Nếu UPS đã mất 100 năm để đi từ số 0 đến vận hành mạng lưới máy bay riêng, thì các doanh nghiệp Việt Nam như GHN, hoặc Viettel Post đang có cơ hội rút ngắn hành trình đó xuống vài chục năm – nhờ vào bài học quá khứ và khả năng tận dụng công nghệ hiện tại.