Trong danh sách 41 loại rau củ quả dinh dưỡng nhất thế giới được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ từng công bố, cải thảo chỉ xếp sau cải xoong. Đây là loại rau phổ biến, dễ chế biến, giàu vitamin và khoáng chất, góp mặt thường xuyên trong mâm cơm người Việt, đặc biệt vào mùa lạnh.

Không chỉ tại Việt Nam, cải thảo còn có vai trò đặc biệt trong văn hóa ẩm thực các nước châu Á. Người Trung Quốc có câu: “Trăm rau không bằng cải thảo”, xem đây là biểu tượng của sự sung túc, may mắn, thường treo cải thảo khô trong nhà vào dịp Tết để cầu tài lộc.

Việt Nam có 'nữ hoàng rau xanh' được thế giới công nhận:  Rẻ, dễ tìm, nhiều người ăn mỗi ngày mà chưa hiểu hết giá trị

Tại Hàn Quốc, cải thảo lại là nguyên liệu chủ lực cho món kim chi trứ danh, góp phần đưa nền ẩm thực xứ kim chi vươn tầm thế giới. Họ gọi cải thảo là “quốc rau” vì mức độ phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong nhiều món ăn truyền thống.

Ở Việt Nam, cải thảo được bày bán phổ biến tại chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm hay trên các nền tảng thương mại điện tử với giá dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/kg, tùy nguồn gốc và thời điểm. Dù là món ăn dân dã, cải thảo lại sở hữu “hồ sơ dinh dưỡng” khiến nhiều loại rau khác phải “ghen tị”.

Cải thảo giàu vitamin C, vitamin K, chất xơ, sắt, canxi và kali, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tim mạch, xương khớp, miễn dịch và cả thị lực. Vitamin K trong cải thảo hỗ trợ quá trình đông máu và chuyển hóa chất béo, trong khi canxi giúp duy trì xương và răng chắc khỏe, đồng thời cải thiện chức năng thần kinh.

Việt Nam có 'nữ hoàng rau xanh' được thế giới công nhận:  Rẻ, dễ tìm, nhiều người ăn mỗi ngày mà chưa hiểu hết giá trị
Việt Nam có 'nữ hoàng rau xanh' được thế giới công nhận:  Rẻ, dễ tìm, nhiều người ăn mỗi ngày mà chưa hiểu hết giá trị

Đặc biệt, cải thảo chứa lượng sắt dồi dào – yếu tố cần thiết cho việc hình thành hemoglobin trong máu, giúp ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ tuần hoàn. Với hàm lượng natri thấp, kali cao, cải thảo còn giúp ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch.

Không dừng lại ở đó, cải thảo còn hỗ trợ sức khỏe thị lực nhờ chứa beta-carotene, giúp phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng.

Đối với mái tóc, cải thảo cung cấp vitamin C, vitamin E và sắt, những dưỡng chất có tác dụng kích thích mọc tóc, cải thiện độ chắc khỏe và giảm rụng. Đặc biệt, lượng sắt trong cải thảo góp phần tăng ferritin – một chỉ số quan trọng liên quan đến tình trạng rụng tóc mạn tính.

Không chỉ bổ dưỡng, cải thảo còn được ưa chuộng nhờ tính linh hoạt trong chế biến: có thể dùng để luộc, xào, nấu canh, muối dưa hoặc làm kim chi. Mùi vị giòn ngọt, thanh mát giúp loại rau này phù hợp với khẩu vị của nhiều lứa tuổi, từ trẻ em đến người cao tuổi.