Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, thách thức cả trong lẫn ngoài nên cần sự nỗ lực từ cả ba phía (lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương).

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại hiện nay, có thể xảy ra 3 kịch bản.

Thứ nhất, kịch bản tích cực (xác suất xảy ra khoảng 20%) nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận xoay quanh đâu đó mức thuế 10-15% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, tương tự như 126 nước khác…

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng
TS Cấn Văn Lực.

Thứ hai, kịch bản tiêu cực (xác suất xảy ra khoảng 20%), doanh nghiệp chịu mức thuế 46%.

Thứ 3, kịch bản cơ sở (xác suất xảy ra khoảng 60%), chấp nhận mức thuế 20-25% so với mức thuế 46%.

Hiện tại, nước ta đã hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, vươn tầm quốc tế. Đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển lớn mạnh, thể hiện trách nhiệm xã hội, đóng góp khoảng 1 tỷ USD an sinh xã hội hàng năm.

Tuy vậy, quy mô doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhỏ, năng lực cạnh tranh, chất lượng nhân lực, trình độ công nghệ, mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế, khó khăn trong tiếp cận đất đai, vốn, cải tiến công nghệ, chương trình/dự án trọng điểm quốc gia, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh còn chậm, kết nối giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau...

Ngày Mùng 1 Tết, giá một số hàng hoá thiết yếu tại các siêu thị ổn định so với ngày hôm trước
Ở kịch bản cơ sở, hàng hoá Việt Nam có thể phải chịu mức thuế 46%.

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân với quan điểm chính là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định, an toàn, dễ thực thi, chi phí thấp, đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm khả năng cạnh tranh khu vực, toàn cầu. Từ đó, không còn quan niệm "con buôn", xem doanh nhân là "chiến sĩ" trên mặt trận kinh doanh.

Theo ông Lực, để hỗ trợ doanh nhiệp trong nước lớn mạnh, Nhà nước cần đặt hàng doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án, công trình lớn, trọng điểm quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển thành doanh nghiệp dân tộc (căn cứ theo mức độ đóng góp, thay vì theo quy mô).

Bên cạnh đó, cần tăng tính kết nối, hợp tác, phát triển thị trường, nên quy định chi tiết về cơ chế, nguyên tắc phối hợp của các doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp Nhà nước, các đối tác khác của Nhà nước trong các dự án đầu tư công, dự án PPP, dự án trọng điểm quốc gia… Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, cơ sở dữ liệu về kinh tế tư nhân và cơ chế chia sẻ/liên thông dữ liệu.

Về phía doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cần đổi mới tư duy duy kinh doanh theo hướng dài hạn, bền vững, tích hợp các yếu tố ESG vào chiến lược kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng chuyển đổi số và xanh hóa; thượng tôn pháp luật, áp dụng chuẩn mực đạo đức kinh doanh...