Ngày 30/10/2023, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả đã ký nghị quyết HĐQT về việc giao nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và nâng cao học vị đối với nhân sự tham gia công tác quản lý và điều hành.

Theo nghị quyết, HĐQT giao nhiệm vụ học tập và nghiên cứu cho các Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn (không bao gồm thành viên độc lập HĐQT) tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại các lĩnh vực được phân công, với mục tiêu đạt học vị tiến sĩ trước ngày 31/12/2028.

Chủ tịch Đèo Cả yêu cầu cấp dưới phải là thạc sĩ, tiến sĩ, Sếp Tiến khoe FPT có 29% cán bộ, chuyên gia, quản lý, giám đốc có trình độ Cao đẳng
Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả - Doanh nhân Hồ Minh Hoàng khá coi trọng bằng cấp của nhân viên.

HĐQT cũng giao nhiệm vụ học tập và nghiên cứu cho Ban Điều hành Tập đoàn, Ban Điều hành của các đơn vị thành viên, và Văn phòng HĐQT (bao gồm Chánh Văn phòng/phó Chánh Văn phòng, trợ lý, thư ký, chuyên viên tổng hợp) tham gia chương trình cao học tại các lĩnh vực chuyên môn được phân công, với mục tiêu đạt học vị thạc sĩ trước ngày 31/12/2026.

Những cá nhân hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu và đạt học vị theo quy định sẽ được khen thưởng tùy theo tình hình và kết quả học tập nghiên cứu. Trong trường hợp cá nhân không hoàn thành chương trình nâng cao học vị, HĐQT sẽ có xem xét các biện pháp kỷ luật tùy thuộc vào tình hình cụ thể, bao gồm bãi nhiệm, miễn nhiệm, và điều chuyển công việc.

Việc này cho thấy Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả - ông Hồ Minh Hoàng khá coi trọng trình độ và bằng cấp của cấp dưới.

Tuy nhiên, ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT, đã thể hiện quan điểm trái ngược với điều này. Trước đó, ông từng có quan điểm cho rằng bằng cấp không phải lúc nào cũng quan trọng, quan trọng hơn là khả năng và năng lực của cá nhân.

Chủ tịch Đèo Cả yêu cầu cấp dưới phải là thạc sĩ, tiến sĩ, Sếp Tiến khoe FPT có 29% cán bộ, chuyên gia, quản lý, giám đốc có trình độ Cao đẳng
Sếp Hoàng Nam Tiến cho rằng bằng cấp không quan trọng.

Cụ thể, khi trao đổi với một ứng viên có bằng cao đẳng, ông Tiến cho biết: "Nơi tôi đang làm việc có 29% cán bộ, chuyên gia, quản lý, giám đốc có trình độ Cao đẳng. Như vậy, bằng cấp không quan trọng, quan trọng là năng lực của bạn và khả năng tự học đến đâu".

Việc giá trị của tấm bằng đại học từ lâu đã luôn là một câu hỏi gây tranh cãi. Một số cho rằng nó chỉ là bước đệm đầu tiên trong việc tìm việc làm và không phải là yếu tố quyết định chất lượng công việc. Thực tế, có nhiều cử nhân tốt nghiệp từ các trường Đại học hàng đầu nhưng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp. Mặt khác, có người cho rằng việc sở hữu tấm bằng đại học vẫn là con đường ngắn nhất đối với thành công. Học Đại học không chỉ giúp trang bị kiến thức chuyên môn mà còn mở ra nhiều cơ hội khác nhau như mở rộng mối quan hệ trong ngành, phát triển kỹ năng mềm... Bằng cấp trở nên quan trọng hơn khi các nhà tuyển dụng ngày càng yêu cầu cao về bằng cấp.