Mỹ Hảo – ông vua nước rửa chén một thời giờ ra sao?

Thời kỳ hoàng kim

Để nói về một sản phẩm của người Việt từng giành vị thế số 1 đối với tiêu dùng nhiều người không khỏi tiếc nuối cho Mỹ Hảo - thương hiệu vang bóng một thời. Cha đẻ của thương hiệu Mỹ Hảo là ông Lương Vạn Vinh một doanh nhân gốc Hoa. Ông Vinh sinh năm 1960 trong một gia đình có nghề truyền thống là làm nhang Từ năm 10 tuổi ông đã học làm nhang theo nghề của gia đình. Đến năm 16 tuổi, ông bán phụ tùng xe đạp trên lề đường Thuận Kiều. Lên 17 tuổi ông đổi nghề sang bán tạp hóa dạo bên ngoài chờ Bình Tây quận 6.

Mỹ Hảo – ông vua nước rửa chén một thời giờ ra sao?

Doanh nhân Lương Vạn Vinh - Cha đẻ Mỹ Hảo

Đến đầu những năm 80, ông tự khởi nghiệp kinh doanh bằng việc nấu xà bông bán ở chợ. Từ vài chục kg, dần dần ông Vinh nâng quy mô lên 500 kg, mở thêm cơ sở, tuyển thêm người làm. Đến nay ông Vinh đã có hơn 30 năm lăn lộn thương trường ngành Mỹ phẩm. Trong đó thương hiệu Mỹ Hảo của ông đã có hơn 20 năm tồn tại. Nói đến “Mỹ Hảo” người ta nhớ đến như một sản phẩm không thể thiếu trong không gian bếp của mỗi gia đình những năm thập niên 90.

Năm 1988, khi người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng xà phòng rửa bát, bột giặt thì Mỹ Hảo tung ra thị trường nước rửa bát và gần như độc quyền sản phẩm này. Chất lượng tốt, giá cả bình dân Mỹ Hảo cứ thế len lỏi đến từng ngóc ngách thị trường mà không tốn nhiều sức lực thời điểm ấy hầu như chỉ có một mình Mỹ Hảo nên có lúc sản phẩm của Mỹ Hảo gần như chiếm 70 -80% thị phần thị trường.

Quyết tâm giữ vững thương hiệu Việt

Năm 1995 khi Unilever vào thị trường Việt Nam đã từng nhiều lần đến gặp ông Vinh đặt vấn đề mua lại Mỹ Hảo. Mỹ Hảo nhận được lời "ngã giá" 10 triệu USD rồi nâng dần lên 30 triệu USD nhưng vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu từ ông Vinh.

Thương vụ thâu tóm Mỹ Hảo không thành, Unilever đã tung ra sản phẩm Sunlight cạnh tranh trực tiếp với Mỹ Hảo. Ban đầu, Sunlight gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận người tiêu dùng khi sản phẩm có quá nhiều sự tương đồng với Mỹ Hảo, giống từ màu sắc cho tới mùi hương trong khi đó lại bán với giá gấp đôi. Tuy nhiên sau đó, Unilever đã cho ra dòng sản phẩm Sunlight mới chứa “vitamin E bảo vệ da tay”. Đánh vào tâm trí người dùng bằng việc tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua nhiều quảng cáo truyền hình tạp chí radio...đồng thời còn mở rộng kênh phân phối tới mọi cửa hàng tạp hóa chợ dân sinh chợ đầu mối. Chiến dịch này đã giúp Sunlight đứng đầu về thị phần, đánh bại Mỹ Hảo.

Thêm một lý do khiến Mỹ Hảo bị giành mất ngôi vương là việc chủ quan trong hệ thống phân phối bán hàng. Ông Vinh từng chia sẻ, thời điểm Mỹ Hảo thống lĩnh thị trường, ông chỉ tập trung vào sản xuất và phó mặc hàng hóa của mình cho các đại lý. Vì thế khi hệ thống đại lý ngả về phía đối thủ, Mỹ Hảo ngay lập tức bị hụt chân.

Những năm 2007 - 2008, thị phần của công ty giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 30 - 40% với doanh thu dưới 20 tỷ đồng/tháng. Nhận thấy điểm yếu là quản lý kinh doanh cũ không còn phù hợp, công ty đã ngay lập tức đầu tư xây dựng lại hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước với hơn 110 nhà phân phối và mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đại lý.

Năm 2013, Mỹ Hảo đã đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền hiện đại tại huyện Bình Chánh, TP.HCM để mở rộng quy mô sản xuất từ 16.000 m2 lên 50.000 m2. Hiện nay, bình quân mỗi ngày thị trường nội địa tiêu thụ 200-300 tấn sản phẩm các loại của Mỹ Hảo.

Mỹ Hảo – ông vua nước rửa chén một thời giờ ra sao?
Các sản phẩm của Mỹ Hảo

Ngoài việc phát triển thị trường trong nước, Mỹ Hảo đã được xuất khẩu ở nhiều nước châu Á như Triều Tiên, Mông Cổ, Iraq, Lào, Campuchia…. Việc tìm kiếm và khai thác những thị trường mới như Úc, Mỹ… được Mỹ Hảo đẩy mạnh.

Đáng chú ý, trong đại dịch Covid-19, sản phẩm gel, dung dịch rửa tay sát khuẩn của Mỹ Hảo đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp chứng nhận để được nhập khẩu vào Mỹ.

Trong nhiều năm gần đây, thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, Mỹ Hảo không đứng ngoài cuộc chơi cũng đã xây dựng kênh bán hàng trực tuyến. Công ty không ngại giảm giá, khuyến mãi và miễn phí vận chuyển tại TP HCM nếu có đơn đặt hàng trực tuyến trên trang web của công ty. Những cách làm này vừa giúp công ty tiết kiệm chi phí vừa hâm nóng lại thương hiệu.

Ông Lương Vạn Vinh chia sẻ: “Đến bây giờ tôi vẫn cho rằng, tôi từ chối 30 triệu USD sẽ không bao giờ hối hận. Bởi vì, tôi muốn xây dựng thương hiệu Mỹ Hảo cho người Việt, của người Việt. Nếu cứ gặp khó khăn bán đi thì không lâu sau làm gì còn doanh nghiệp của người Việt Nam nữa”. Là một doanh nhân có cái tâm, ông cho rằng, kinh doanh không chỉ kiếm sống mà còn là danh dự, là uy tín thương hiệu để lưu giữ cho con cháu về sau, và trước mắt là những người đã trung thành với Mỹ Hảo.

Mỹ Hảo còn xuất khẩu sản phẩm ra khoảng 10 thị trường quốc tế tập trung chủ yếu ở Châu Á, tuy nhiên đóng góp chưa tới 10% doanh thu của doanh nghiệp.

Đáng lưu ý, việc chinh phục thị trường Campuchia được coi là thành công của Mỹ Hảo. Chỉ sau vài năm thâm nhập thị trường, Mỹ Hảo đã xây dựng cho mình được chỗ đứng khá vững chắc với khoảng 20-30% thị phần nước rửa chén tại thị trường vốn rất ưa chuộng hàng Thái Lan này.

Ông Vinh “bật mí”, để vững chân ở đất nước Chùa Tháp, Mỹ Hảo phải tận dụng tối đa sự thuận lợi về khoảng cách địa lý với nhiều cửa khẩu cũng như sử dụng chính người bản địa để phân phối hàng.

Mỹ Hảo – ông vua nước rửa chén một thời giờ ra sao?

Trên thực tế, tình hình kinh doanh của Mỹ Hảo những năm gần đây có sụt giảm đáng kể, nhất là sau thời kỳ Covid 19 bùng phát. Năm 2020, LNST của Mỹ Hảo đã tăng 29% so với năm 2019, ghi nhận ở mức 67 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2021, sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư dẫn đến các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài tại các tỉnh thành phía Nam (đặc biệt là quý 3/2021) đã tác động đến hoạt động kinh doanh của hầu hết tất cả ngành nghề. Mỹ Hảo theo đó cũng không tránh khỏi tác động nêu trên, mặc dù công ty xuất khẩu được gel rửa tay qua Mỹ tuy nhiên số lượng không lớn và chi phí cao dẫn đến kết quả kinh doanh có sự sụt giảm đáng kể, LNST giảm mạnh 72% ghi nhận 19 tỷ đồng.

Sang năm 2022 tình hình kinh doanh đã có chút khởi sắc khi cả doanh thu và LNST tăng lần lượt 3% và 32% so với cùng kỳ 2021.