Theo báo cáo từ NIEF, ngành vận tải kho bãi của Hà Nội năm 2023 đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực, chiếm 8,5% tổng giá trị tăng thêm của Hà Nội, cao hơn so với mức 7,03% của giai đoạn trước năm 2023.
Tuy nhiên, xét về cơ cấu nội ngành, chỉ có tiểu ngành kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất là có xu hướng tăng mạnh, trong khi các loại hình vận tải truyền thống khác như đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không lại có xu hướng giảm dần hoặc chững lại.
Theo INEF, sự chững lại của các loại hình vận tải truyền thống là do hạ tầng giao thông vận tải của Hà Nội vẫn còn nhiều điểm nghẽn.
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Cụ thể, INEF chỉ ra rằng hệ thống đường sắt đô thị mới chỉ đưa vào khai thác một phần nhỏ so với quy hoạch (18,75%), giao thông đường không tại sân bay Nội Bài đã quá tải 27% công suất thiết kế, trong khi tiềm năng giao thông đường thủy mới chỉ khai thác được 22%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đất dành cho giao thông của Hà Nội còn thấp (9,18% so với chuẩn 20-26%); mật độ đường giao thông chưa đạt chuẩn, và số điểm ùn tắc giao thông vẫn còn ở mức cao (76 điểm, tăng 18 điểm so với năm 2023); ốc độ di chuyển trong giờ cao điểm chỉ đạt 15-18 km/h.
Cùng với đó, vận tải công cộng bằng xe buýt tuy đã có 214 tuyến song tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại mới chỉ đạt 21,5%, còn xa mục tiêu 45-50% vào năm 2030.
Đặc biệt, trái ngược với sự tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân (ô tô tăng 11,5%/năm giai đoạn 2020-2025), phát triển hạ tầng giao thông lại không tương xứng (chỉ 0,03%/năm) khiến Hà Nội thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm vì tắc nghẽn giao thông.
Trước những thách thức kể trên, INEF cho biết, việc xây dựng mô hình Trung tâm Điều hành giao thông thông minh hiện đại có khả năng giám sát và điều hành toàn bộ hệ thống giao thông thành phố theo thời gian thực sẽ là giải pháp tối ưu cho Hà Nội.
Trung tâm này sẽ có chức năng chính là thu thập dữ liệu từ hệ thống camera AI, cảm biến IoT, GPS; giám sát mạng lưới giao thông để phát hiện sự cố; điều khiển đèn tín hiệu một cách tự động và thông minh; phân tích dữ liệu để dự báo tình hình giao thông; phối hợp đa ngành (Sở Xây dựng, Công an, doanh nghiệp vận tải và đơn vị công nghệ) và tương tác với người dân thông qua các ứng dụng di động.
Cùng với đó là Hệ thống quản lý tập trung các loại hình vận tải nhằm kết nối liền mạch giữa các loại hình vận tải công cộng (xe buýt, BRT, metro) và vận tải cá nhân (taxi, xe máy, xe đạp, dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Be, Gojek).
Cùng với đó, INEF đề xuất Hà Nội đồng bộ hạ tầng truyền thống; ưu tiên làn đường và kết nối đa phương tiện; hỗ trợ các phương tiện xanh...