Cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc dự báo ​​sẽ trở nên tồi tệ hơn khi doanh số bán nhà mới giảm mạnh và các chủ đầu tư mắc nợ đang chật vật tìm nguồn vốn hoàn thành các dự án. Phóng viên Jonathan Cheng của WSJ đã tới một “thị trấn ma” bị bỏ hoang để tận mắt thấy hậu quả của của cuộc khủng hoảng này.

Empty

Một dự án xây dựng kiên cố bị bỏ hoang vì cuộc khủng hoảng bất động sản. Ảnh: Antoine Morel.

Vào thời điểm năm 2009, Tập đoàn Wanda tiến vào một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Cát Lâm phía Đông Bắc Trung Quốc. Thời điểm đó, nó chỉ là một ngôi làng nhỏ phủ đầy tuyết heo hút và nghèo nàn.

Wanda đưa ra thỏa thuận đối với cư dân trong khu đất dự án của họ: Cung cấp cho người dân địa phương một số lượng lớn căn hộ mới trong thị trấn để đổi lấy những ngôi nhà cũ của họ, tạo ra một ngôi làng của các ông trùm bất động sản gần như chỉ sau một đêm.

Wanda dự định chi 2,8 tỷ USD để biến khu vực này thành khu nghỉ dưỡng cao cấp với đầy đủ các dốc trượt tuyết, sân gôn, điểm săn bắn và khách sạn 5 sao.

Gia đình Bella Zhao đã nắm bắt ngay cơ hội đó. Zhao, lúc đó còn là một thiếu niên cho biết: “Thời điểm ấy, gia đình tôi ai cũng vui mừng” vì có thể đổi được ngôi nhà cũ kỹ và tin tưởng vào cơ hội kinh doanh từ những bất động sản được đổi. Gia đình cô đã đổi 1căn nhà và 1 mảnh đất nông nghiệp để lấy 5 căn chung cư và 2 cửa hàng.

Tuy nhiên, bây giờ cô thực sự hối hận, ôm mộng khóc ròng khi cửa hàng, căn hộ chẳng ai thuê, gần như nó trống không cả năm cả tháng, chỉ có 1 căn shophouse được phủ kín. Zhao gần như tuyệt vọng, cô mong tìm được người thuê, cô miễn phí hoàn toàn tiền mặt bằng chỉ cần trả tiền phí dịch vụ nhưng cũng chẳng ai thèm ngó đến.

Nhiều dự án nghỉ dưỡng đầy tham vọng của các tập đoàn nước này bị đình trệ nhiều năm, vì vậy du lịch cũng chẳng bùng nổ như kỳ vọng. Các chủ sở hữu nhà mắc kẹt trong tình trạng tiền không có muốn bán nhưng không ai mua.

Cuối cùng, Zhao đã phải rời làng quê để đến thành phố Trường Xuân tìm kiếm cơ hội việc làm khác. Cô cho biết khối bất động sản của cô có thể trị giá tới 500.000 USD nếu tìm được người mua. Cô hy vọng có thể bán đi, và nếu bán được cô sẽ không bao giờ đổ tiền vào bất động sản nữa. Cô nói: “Nếu bán được hết cái đống bất động sản đó, tôi sẽ sử dụng số tiền thu được để mua USD, trái phiếu hoặc bitcoin”.

Thách thức của Chính phủ khi đối mặt với hàng nghìn dự án thành phố "ma"

Cuộc khủng hoảng bất động sản đã kéo dài được 3 năm. Ở giai đoạn đầu, giá nhà vẫn ổn định dù doanh số bán có giảm. Nhưng bắt đầu từ năm 2022, giá nhà bắt đầu giảm đến 1/5 giá trị ở một số thành phố phát triển bậc nhất Trung Quốc (Dữ liệu từ cơ quan bất động sản Centaline).

Empty

Một trong những thành phố "ma" nhan nhản ở Trung Quốc PV Jonathan Cheng ghé thăm. Ảnh: Antoine Morel.

Doanh số bán nhà mới từ 100 nhà phát triển lớn nhất Trung Quốc đã giảm 47,5% trong quý đầu tiên năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái và hiện đang ở mức thấp kỷ lục. Giá nhà sẵn có ở các thành phố phát triển nhất quốc gia này cũng đã giảm 7,3% so với cùng kỳ trong tháng 3, mức giảm sâu nhất kể từ năm 2011.

Không giống như ở một số nơi khác trên thế giới thiếu nguồn cung, tại Trung Quốc là cuộc khủng hoảng thừa khi mà người bán nhiều hơn người mua. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi dân làng bán đất của họ cho các chủ đầu tư, để đổi lấy một số căn hộ mới. Việc này càng làm tăng thêm nguồn cung.

Chính quyền địa phương đang nỗ lực khuyến khích mua nhà để làm "nguội" bớt cuộc khủng hoảng nhà ở trầm trọng này.

Đầu tháng này, các quan chức ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam đã yêu cầu một công ty Nhà nước mua tới 10.000 căn nhà hiện có với điều kiện người bán phải dùng tiền để mua thay vì hoán đổi bởi tình trạng đổi nhà cũ lấy chục căn hộ trong khu đô thị mới đã khiến khủng hoảng bất động sản nước này vô cùng trầm trọng.

Lược dịch từ tạp chí The Wall Street Journey.