Ông Lệnh cho biết thêm, quy mô tín dụng bất động sản tại TP.HCM tiếp tục duy trì và chiếm tỷ trọng khoảng 28% so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.
Theo đánh giá của ông Lệnh, tăng trưởng tín dụng bất động sản qua từng tháng chưa ổn định nhưng vẫn ghi nhận mức dương và cao hơn nền tăng chung của địa bàn.
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Bên cạnh đó, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2, tín dụng nhà ở xã hội đã tăng trở lại trong hai tháng gần đây. Đến cuối tháng 4, tổng dư nợ tín dụng nhà ở xã hội đạt 2.764 tỷ đồng, tăng 4,84% so với tháng trước.
Ngoài ra, dư nợ tín dụng tính đến cuối tháng 4/2025 đạt 4.046.000 tỷ đồng, tăng 2,62% so với cuối năm 2024 và tăng 12,78% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt ngưỡng kỹ thuật trên 4 triệu tỷ đồng.
Ông Lệnh cho biết, các yếu tố thuận lợi từ môi trường kinh tế - xã hội và chính sách tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là những yếu tố chính tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm.
Ngay từ đầu năm nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các nhà băng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để phát triển sản xuất – kinh doanh. Trong đó, các đối tượng được tạo điều kiện vay vốn có cả chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà, nhà thầu xây dựng và các đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng để tăng thanh khoản cho thị trường bất động sản.