Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của Vinamilk (VNM) gặp thách thức

VNM là một trường hợp đặc biệt trong top 5 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất tính từ đầu năm đến nay. Mã cổ phiếu này đứng ở vị trí thứ 2 với giá trị bán ròng đạt 271 triệu USD, chiếm 20% tổng giá trị bán ròng trên toàn thị trường.

Theo khối phân tích của Yuanta, đây không phải là trường hợp “bán cổ phiếu tốt” mà là một trường hợp bán tháo. Và không giống như 4 cổ phiếu còn lại trong top 5, các nhà đầu tư nước ngoài không còn bán VNM cho đám đông nhà đầu tư bán lẻ có tâm lý hưng phấn nữa: VNM đã giảm 14% từ đầu năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng của VN-Index tận 36 điểm phần trăm.

Yuanta: Khối ngoại bán ròng VNM là trường hợp bán tháo

Theo Yuanta, các cổ phiếu lớn có giá trị vốn hóa cao chiếm một phần lớn trong tổng giá trị bán ròng tính từ đầu năm. Đáng chú ý, những cổ phiếu khởi đầu năm với tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao và có kết quả tốt hơn so với đầu năm chiếm đến 4 trong số 5 cổ phiếu bị khối ngoại bán nhiều nhất. Cụ thể, khối ngoại đã bán ròng HPG, CTG, VPB và MBB với giá trị là 1.027 tỉ USD, tương đương 77% tổng giá trị bán ròng tính trên cả 3 sàn giao dịch tại thị trường Việt Nam.

Yuanta: Khối ngoại bán ròng VNM là trường hợp bán tháo

Các chuyên gia phân tích tin rằng ít nhất là sẽ có một vài trường hợp, việc bán những mã cổ phiếu này có thể xem như là hoạt động tái phân bổ danh mục đầu tư khi các vị thế đã đạt đến những giới hạn tối đa trong danh mục đầu tư. Tất nhiên, một tỷ trọng đáng kể cũng có thể xem là hoạt động chốt lời.

Theo Yuanta, Vinamilk (HOSE: VNM) được xem là một khoản đầu tư tuyệt vời cho những nhà đầu tư nắm giữ dài hạn trong những năm vừa qua. Điều này đã giúp VNM trở thành cổ phiếu “cần phải có” đối với các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường mới nổi. Một nhà quản lý danh mục đầu tư như vậy có thể sẽ muốn đa dạng hóa với một vài cổ phiếu trong danh mục không theo chuẩn.

Lịch sử lâu đời của VNM với tư cách là một công ty đang hoạt động và một cổ phiếu niêm yết, có lẽ đã tạo nên một “thương hiệu” trong lòng các nhà đầu tư, “thương hiệu” này cũng đã quá quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam đến nỗi khiến cho các nhà đầu tư quên đi những điều kiện liên quan đến vốn hóa thị trường tối thiểu, giá trị giao dịch hằng ngày, hoặc vấn đề liên quan đến room ngoại. Nói cách khác, đối với một nhà quản lý danh mục các thị trường mới nổi khá bận rộn thì VNM là một cổ phiếu thỏa tất cả các điều kiện. Tuy nhiên, ông lớn ngành sữa hiện đang không có dư địa để tăng trưởng nội sinh và thậm chí là cả ngoại sinh.

Theo quan điểm của Yuanta, VNM thường không phải là một mã cổ phiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cá nhân. Việc các nhà đầu tư tổ chức đã bán một lượng lớn cổ phiếu VNM mà họ đang nắm giữ và việc mã cổ phiếu này không nhận được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư cá nhân, trong bối cảnh VNM có triển vọng tăng trưởng khá khiêm tốn, có thể xem là nguyên nhân giải thích tại sao giá VNM lại giảm so với đầu năm.

* Dữ liệu báo cáo tính tới ngày 18/06/2021.

Dòng tiền tự doanh CTCK bán ròng trở lại phiên cuối tháng 6: Bất ngờ ở cổ phiếu VGC

Khối tự doanh công ty chứng khoán đã đảo chiều bón ròng 207 tỷ đồng trong phiên cuối tháng 6/2021. Cổ phiếu VGC của Viglacera ...

Gần 30.000 tỷ đồng tiền ngoại rút khỏi thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm

Tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, khối ngoại trên toàn thị trường chứng khoán đã bán ròng tổng cộng gần 46.000 tỷ ...

Thị trường điều chỉnh, khối ngoại bán ròng phiên thứ 16 liên tiếp trên HoSE

Thị trường chứng khoán trong nước chính thức điều chỉnh trở lại khi VN-Index tiếp cận vùng vùng kháng cự 1185-1200 điểm. Cùng với đó, ...