Cụ thể trong quý II, Chứng khoán VIX ghi nhận doanh thu 1.976 tỷ đồng - gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 1.302 tỷ - tăng hơn 10 lần nhờ mảng tự doanh cổ phiếu đóng góp đột biến. Danh mục đầu tư bao gồm các cổ phiếu như EIB, GEX, HAH, VSC... đều ghi nhận mức tăng mạnh theo đà phục hồi chung của thị trường.

Theo đánh giá của TCBS, trong năm 2025, kết quả kinh doanh của VIX tiếp tục tích cực khi danh mục tự doanh vẫn hưởng lợi từ thị trường tăng điểm, đồng thời mảng cho vay margin cũng được hỗ trợ bởi mặt bằng lãi suất thấp và thanh khoản duy trì cao. Do đó, TCBS cho rằng nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu VIX để chờ cơ hội chốt lời phù hợp.

Tính đến cuối tháng 6/2025, tổng tài sản của VIX đạt 24.400 tỷ đồng - tăng gần 3.800 tỷ so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay margin tăng vọt lên 9.300 tỷ đồng, còn giá trị danh mục tự doanh cũng nhích thêm 400 tỷ, đạt 12.900 tỷ.

Sau khi hoàn tất tăng vốn điều lệ, VIX đã nhanh chóng tận dụng lợi thế về vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là ở hai mảng chính: cho vay ký quỹ và tự doanh cổ phiếu – hai động lực giúp lợi nhuận quý II bứt phá và giá cổ phiếu tăng gần 120% kể từ phiên 9/4 đến nay. Tính riêng tháng 7, cổ phiếu VIX đã tăng hơn 70%, vượt trội so với mặt bằng chung thị trường và đang giao dịch tại mức đỉnh lịch sử 21.900 đồng/cp.

Cổ phiếu VIX tăng 70% từ đầu tháng 7: Nhà đầu tư có nên tiếp tục gồng lãi?
Cổ phiếu VIX tăng 9/10 phiên gần nhất

Dù vậy, triển vọng nửa cuối năm được dự báo sẽ có sự phân hóa, ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc Kinh doanh số VPBankS – cho rằng câu chuyện đầu tư sẽ nghiêng về các công ty có thị phần môi giới lớn hơn là nhóm mạnh về tự doanh như trong nửa đầu năm.